luận rằng cần phải có học thuyết mới và phương pháp tiếp cận mới để đánh
bại phong trào cộng sản.
Nhằm phát triển những khái niệm này, Kenedy tuyển chọn những người mà
Halberstam mô tả là “những nhà tư duy và hành động thế hệ mới”. Những
người này tin rằng “chúng ta phải ngăn cản chủ nghĩa độc tài và do điều
duy nhất mà các nhà độc tài hiểu được là vũ lực, chúng ta phải sẵn sàng sử
dụng sức mạnh”(
). Tuy nhiên, họ bác bỏ phương pháp tiếp cận thông
thường cũ kỹ vì cho đó không còn phù hợp với những mối đe doạ mới.
Những gì cần thiết ở đây là tư duy sáng tạo và sức tưởng tượng, điều đó dẫn
đến chiến lược chiến tranh đặc biệt và các biện pháp ngầm đặc biệt. Các
quan chức cao cấp trong chính quyền mới, từ Kenedy trở đi, là những người
ủng hộ mạnh mẽ những biện pháp mới này.
Walt Rostow, một trong số thuộc giới thân cận đó, nhớ lại trong những ngày
đầu tiên của Kenedy ở Nhà Trắng, “bài phát biểu khuyến khích chiến tranh
giải phóng dân tộc và cách mạng ở Đông Nam Á, châu Phi và Cu Ba của
Khrushchev đã thu hút sự quan tâm của tổng thống về những thách thức
mới này”. Rostow nhận xét những diễn biến trong chính sách của Kremlin
“làm cho báo cáo của Lausdale trở nên rất quan trọng”. Khi được hỏi liệu
Kenedy có ủng hộ mạnh mẽ việc khởi đầu hoạt động ngầm chống Hà Nội
để đáp lại việc họ hỗ trợ Việt Cộng không, Rostow trả lời: “Có chứ. Vì cộng
sản khuyến khích nổi dậy, tổng thống muốn làm tương tự để buộc Hà Nội
vào thế phòng thủ”(
).
Trong giới thân cận của Kenedy, người cổ vũ hoạt động ngầm mạnh mẽ
nhất là Bộ trưởng Tư pháp Robert Kenedy. Ông là thành viên của cả Uỷ ban
5412 (sau này là 303) và Nhóm đặc biệt chống bạo loạn, hai cơ quan bí mật
của Hội đồng an ninh quốc gia được thành lập để chỉ đạo chính sách của
Nhà Trắng về hoạt động chiến tranh đặc biệt. Việc Bộ trưởng Tư pháp tham
gia vào các vấn đề này là điều hết sức lạ lùng. Bởi vì, cơ quan của ông chủ
yếu xử lý các vấn đề pháp lý trong nước chứ không có nhiệm vụ chống du