rằng tất cả các cuốn sử viết về chiến tranh thế giới lần thứ hai mà viết trước
thời điểm tiết lộ việc giải mã những bức điện thông tin bí mật của Đức là
không đầy đủ. Điều này cũng đúng đối với các nghiên cứu về chiến tranh
Việt Nam. Nếu không đề cập một cách đầy đủ về chiến dịch bán quân sự bí
mật do SOG thực hiện thì lịch sử về cuộc xung đột này đã thiếu vắng những
chương quan trọng. Cuốn sách: Cuộc chiến tranh bí mật chống Hà Nội đã
bổ sung cho sự thiếu hụt này bằng việc cung cấp thông tin một cách hoàn
chỉnh về cuộc chiến tranh bí mật - mà đúng ra sẽ không bao giờ được tiết lộ
- đồng thời cho thấy những khía cạnh mới mẻ về thất bại của Mỹ ở Việt
Nam.
CHỨNG CỨ
Cuốn sách này dựa trên kinh nghiệm và hồi ức của những người trực tiếp
tham gia cuộc chiến tranh bí mật chống lại Bắc Việt Nam và những quan
chức cấp cao vạch chính sách và chỉ đạo chiến dịch này ở Washington. Tác
giả có được sự tiếp cận đặc biệt đối với hồ sơ và những cá nhân đã điều
hành một tổ chức tuyệt mật mang một cái tên hiền lành là “Nhóm nghiên
cứu và quan sát". Sự tiếp cận đặc biệt này do cựu tư lệnh lực lượng hoạt
động đặc biệt, Trung tướng Terry Scott dành cho tác giả khi ông nhận ra
rằng những bài học của SOG vẫn được giữ kín, thậm chí với cả những
người đang được giao thực hiện nhiệm vụ tương tự.
Vì vậy, bắt đầu từ mùa hè năm 1995, một cuộc nghiên cứu toàn diện về
cuộc chiến tranh bí mật chống lại Bắc Việt Nam được tiến hành. Cuộc
nghiên cứu gần như tập trung chủ yếu vào các nguồn thông tin gốc, bao
gồm các cuộc phỏng vấn sâu với hơn 60 quan chức đã điều hành các
chương trình của SOG, trong đó có năm vị tư lệnh của SOG và các quan
chức chỉ đạo hoặc đồng vai trò quan trọng trong bốn bộ phận của SOG có
nhiệm vụ vạch kế hoạch và thực hiện hàng loạt điệp vụ chống lại Hà Nội.
Bốn nhiệm vụ chủ yếu đó của SOG bao gồm: