Trước khi nhận bàn giao, Blackburn đã "đến CIA và gặp Colby đặt vấn đề
có được những nhân viên CIA cao cấp giữ chức phó của SOG". Colby lắng
nghe nhưng không bao giờ phân công ai. Khi được hỏi xem CIA có giữ vai
trò hỗ trợ tích cực không, Blackburn khẳng định "không, ít nhất là khi tôi ở
đó. Điều làm cho tôi bị bó buộc là tôi không có đủ nhân viên có kinh
nghiệm của CIA. Viên phó CIA thì yếu quá."(
quan hệ công tác khá hơn với các quan chức cấp cao của CIA, nhưng sự
tham gia của cơ quan này vẫn hạn chế và chất lượng các nhân viên được
biệt phái sang SOG không đồng đều.
Bất chấp những trở ngại này, SOG phình to một cách nhanh chóng tương tự
như, hoặc thậm chí còn nhanh hơn, lực lượng quân sự thông thường ở Việt
Nam và có bộ máy ngày càng phức tạp. Đến năm 1967, SOG phụ trách các
chương trình hoạt động ngầm ở Bắc Việt Nam, Lào và Campuchia. Sự mở
rộng này có thể thấy rõ hơn trong hai sơ đồ ở trang bên. Sơ đồ thứ nhất cho
thấy cơ cấu tổ chức năm 1965, một năm sau khi đoàn tiền trạm của Russell
đến Việt Nam, lúc đó SOG mới chỉ có 128 nhân viên. Vào năm 1969, tổ
chức này có tới một nghìn nhân viên người Mỹ, vài ngàn người Việt Nam,
Lào, Campuchia, Thái Lan.
Mặc dù đã phát triển nhanh chóng về quy mô, về cơ bản SOG có bốn nhiệm
vụ chính kết hợp với nhau tạo nên chiến dịch hoạt động bán quân sự ngầm.
Mạng lưới gián điệp - biệt kích và đánh lạc hướng
Việc cài cắm các toán biệt kích nằm vùng dài hạn ở Bắc Việt Nam là nhiệm
vụ của Nhóm không vận của SOG. Từ 1964 đến 1969, bộ phận này được
biết với mật danh OP34. Vào cuối 1967, nó có thêm hai nhiệm vụ nữa, đó
là bay trinh sát và tham gia chương trình đánh lạc hướng. Dưới thời CIA,
việc tung các toán biệt kích dài hạn vào Bắc Việt Nam là vô cùng khó khăn
và phần lớn gặp thất bại. Washington đã không quy định rõ về nhiệm vụ của
các toán này. Theo OPLAN34, nhiệm vụ của các toán biệt kích là thành lập
tổ chức chống đối ở miền Bắc. Vì nhiệm vụ này chưa bao giờ được