Vì vậy, thay vì trấn an và dỗ dành, anh ta đưa ra các lời khuyên,
đặt ra các câu hỏi thăm dò hoặc nói với cô ấy rằng không việc gì
phải lo lắng cả. “Đừng khóc nữa!” anh ta nói và nhìn vào mặt cô ấy
đầy khiếp sợ. “Em lại phản ứng thái quá rồi! Mọi việc đâu tệ hại
đến mức đó!” Thay vì chăm sóc cô ấy như người mẹ, anh ta trở
thành một ông bố. Anh ta đã thấy bố mình cư xử theo cách đó và
đó là khuôn mẫu mà cánh đàn ông đã cư xử từ khi họ tiến hóa thành
người tới giờ. Đối với phụ nữ, biểu hiện cảm xúc là một cách trao đổi
thông tin khiến cô ấy có thể vượt qua rắc rối và quên đi nhanh
chóng, nhưng người đàn ông cảm thấy phải có trách nhiệm trong
việc tìm ra được một giải pháp nào đó cho cô ấy và sẽ cảm thấy
thất bại nếu không thể nghĩ ra được giải pháp nào. Đó là lý do khi
phụ nữ xúc động, đàn ông cảm thấy bối rối hoặc giận dữ và yêu
cầu cô ấy phải dừng ngay lại. Thực tế, đàn ông cũng rất sợ hãi khi
phụ nữ không chịu nín khóc.
Trò chơi khóc nhè
Phụ nữ khóc nhiều hơn đàn ông. Bởi vì con đường tiến hóa của
đàn ông không tốn nhiều nước mắt, đặc biệt là ở nơi công cộng, và
điều kiện xã hội đã củng cố thêm cho điều này. Khi một chú bé
chơi bóng và bị thương do va chạm, cậu ta có thể ngã ra sân và gào
toáng lên, nhưng vị huấn luyện viên quắc mắt quát: “Đứng dậy
mau! Đừng có cho đối phương thấy là họ đã làm cậu đau! Tỏ rõ sức
trai của mình nào!”
Tuy nhiên, nhóm các gã trai nhạy cảm bây giờ được khuyên rằng
nên khóc bất kỳ lúc nào, bất cứ chỗ nào. Anh ta được hết thảy, từ
các bác sỹ trị liệu, những nhà tư vấn, các bài báo… khuyến khích
khóc lóc, và tại những nơi kín đáo, hay ở tận trong rừng sâu, cánh đàn
ông ôm chầm lấy nhau xung quanh đống lửa trại. Đàn ông hiện
đại sẽ bị buộc tội là lạnh lùng hoặc bất bình thường nếu họ không
“để lộ cảm xúc ra ngoài” khi có cơ hội. Bởi vì não bộ phụ nữ có thể