CUỘC HỌP MẶT Ở CA-DAN
C
ấm đọc những cuốn sách cấm. Cấm tham gia các nhóm và các hội.
Cấm thành lập hội đồng hương. Cấm… Cấm… Nếu ai vi phạm sẽ bị khiển
trách, bị giam, bị phạt, bị đuổi. Và thậm chí… bị đưa đi lính, vào tiểu đoàn
những người vi phạm kỉ luật.
Vô-lô-đi-a U-li-a-nốp trở thành sinh viên, anh hi vọng rằng ở trường
đại học Ca-dan mọi thể chế sẽ tự do hơn so với ở trường trung học Xim-
biếc. Đâu phải thế! Bọn “pê-đen” - đó là tên gọi những tên giám thị ở trường
đại học chuyên làm cái việc dò la dấu vết, tung tích xem có gì khả nghi
không - theo dõi từng bước đi, từng lời nói của sinh viên. Chúng theo dõi
xem có ai chống lại Nga hoàng và chính phủ không? Có ai chống lại cấp
trên không? Có ai chống lại lão thanh tra Pô-ta-nốp không? Lão thanh tra
Pô-ta-nốp béo phục phịch có bộ râu cằm to như của Nga hoàng A-lêch-xan
Đệ Tam và cặp mắt lạnh như tiền. Bọn “pê-đen” đến gặp Pô-ta-nốp để tố cáo
sinh viên. Pô-ta-nốp liền lập danh sách những người có lỗi và thẳng tay đuổi
ra khỏi trường đại học, nhất là những sinh viên nghèo. Những sinh viên
nghèo thường khó nhọc hơn, và bị tăng tiền học phí lên mấy lần.
Không khí ở trường đại học Ca-dan thật là khó chịu, nặng nề, giống
như ở nhà tù. Toàn nước Nga giống như một nhà tù.
Ngày 4 tháng Chạp năm 1887. Hôm đó trên báo đăng bản thông cáo về
những cuộc đấu tranh của sinh viên Mát-xcơ-va. Và trong sinh viên Ca-dan
cũng xuất hiện lời kêu gọi bí mật: “Hãy vùng lên đấu tranh bảo vệ quyền lợi
của mình!”
Song, những giờ học đầu vẫn trôi qua một cách yên lặng. Đến mười hai
giờ bỗng vang lên:
- Anh em sinh viên! Vào hội trường họp mặt!
- Vào họp! - tiếng đó vang lên khắp các hành lang của trường đại học.
Một đám đông chạy rất nhanh dọc hành lang, đi lên cầu thang, bước
vào hội trường tầng hai. Trong số đi đầu có Vô-lô-đi-a U-li-a-nốp. Cửa vào