NEP LÀ GÌ?
C
ông nhân tới gặp Lê-nin báo cáo tình hình họ sống và làm việc ra
sao. Chỉ huy Hồng quân tới bàn bạc chiến sự. Các nhà bác học cũng đến.
Lê-nin hỏi ý kiến tất cả, chăm chú lắng nghe từng người.
Sau đó Hội đồng dân uỷ họp bàn những vấn đề do nhân dân gợi ý;
Chính phủ thông qua các đạo luật cần thiết đối với đất nước Xô-viết.
Nông dân tới. Những tháng đầu, nông dân nêu vấn đề cơ bản là ruộng
đất của bọn địa chủ và cu-lắc. Phân phối số ruộng đất đó như thế nào giữa
bần nông và trung nông, sử dụng như thế nào cho có lợi.
Thế rồi cuộc nội chiến bắt đầu.
Lúc đó Chính phủ Xô-viết đã quy định chế độ phân phối lương thực đối
với nông dân. Họ gặt hái lúa mạch đen: để giống, để ăn, không được nhiều,
mà vừa đủ. Số còn lại phơi khô quạt sạch nộp cho nhà nước. Nếu không nộp
thì lấy gì nuôi Hồng quân?Lấy gì nuôi công nhân?
Thời kỳ đó thật là nặng nề đối với nông dân. Nhưng biết làm thế nào
được? Mọi người đều gặp khó khăn cả.
Nhưng giờ đây chiến tranh đã kết thúc. Những đại biểu nông dân lại đi
bộ từ các làng mạc tới gặp Lê-nin. Từ làng Tam-bốp-si-na, từ tỉnh Vla-đi-
mia và Oóc-lốp, từ Xi-bi-ri. Họ đến tới tấp. Đó là những người để râu dài,
họ không phải những người nông nổi, mà có kinh nghiệm sống. Lê-nin rất
vui mừng. Người hỏi ý kiến của họ về tương lai.
Những người nông dân nói: cần phải bãi bỏ chế độ phân phối lương
thực. Thay vào đó quy định chế độ thuế má.
Cái đó có nghĩa là thế nào? Có nghĩa là không phải toàn bộ số lúa mạch
đen đã gieo và gặt đều phải đem nộp hết. Ai gặt được nhiều thì người đó
được để lại nhiều. Đó là quyền lợi của nông dân. Người ta sẽ muốn gieo
nhiều hơn, muốn cày sâu hơn. Bởi vì trừ số thuế quy định sẽ nộp cho nhà
nước ra, vẫn còn lại đôi chút để dành trong kho. Số thừa sẽ đem bán. Có thể
mua sắm ở thành phố: xà phòng, dầu hoả, vải vóc, những dụng cụ lao động