Cùng nhau ta cất tiếng ca,
Dô hò là hò dô ta!
Họ hát hết bài này đến bài khác. Suốt ngày hôm đó toàn là hát.
Họ kỉ niệm ngày mồng 1 tháng Năm ở nhà En-béc-gơ xong rồi đi ra
cánh đồng cỏ. Ở đó, cách xa làng, dưới bầu trời xanh, bắt đầu vang lên bài
“Cô gái Vác-xô-vi”.
Những cơn lốc thù địch đang thổi trên đầu chúng ta,
Những thế lực đen tối đang dày vò chúng ta khủng khiếp,
Chúng ta đã bước vào trận đánh quyết định với quân thù
Còn có những số phận không ai biết đang chờ đợi chúng ta.
Prô-min-xki đã đem bài ca cách mạng đầy kiêu hãnh “Cô gái Vác-xô-
vi” từ Ba Lan sang. Khi anh bị đày đi Xi-bi-ri, ở nhà tù chuyển tiếp Mát-
xcơ-va anh bị giam cùng một xà-lim với những người mác-xít Nga, những
hội viên của “Liên minh đấu tranh”. Trong số đó có Gơ-lép Cơ-rơ-gi-gia-
nốp-xki. Gơ-lép Cơ-rơ-gi-gia-nốp-xki không chỉ là kĩ sư và người mác-xít,
anh còn là nhà thơ. Prô-min-xki ở nhà tù khe khẽ hát “Cô gái Vác-xô-vi”
bằng tiếng Ba Lan. Gơ-lép Cơ-rơ-gi-gia-nốp-xki đã dịch ra tiếng Nga:
Hãy xông vào trận đánh đẫm máu,
Thiêng liêng và chính nghĩa,
Hãy tiến bước mau mau,
Nhân dân lao động!
Những lời có sức kích động đã vang lên trên cánh đồng cỏ ở Su-sen-
xcôi-e trong ngày mồng 1 tháng Năm ấy.
Một ngày thật vui vẻ! Buổi tối Vla-đi-mia I-lích và Na-đê-giơ-đa Côn-
xtan-ti-nốp-na mãi không thể ngủ được. Họ nói nhiều và ước mơ về tương
lai. Liệu đến lúc nào nước Nga tự do, công nhân và toàn thể nhân dân sẽ
được tự do kỉ niệm ngày mồng 1 tháng Năm với màu cờ đỏ rợp trời?
Nhưng ngày hôm sau… Bụi cuốn đầy đường. Tiếng vó ngựa nổi lên.
Bọn hiến binh phi tới làng Su-sen-xcôi-e. Chiếc xe ngựa bốn bánh lao tới
gần cửa sổ nhà Vla-đi-mia I-lích. Lũ ngựa đứng lại. Hai tên hiến binh đội
mũ từ trên xe nhảy xuống. Tên sĩ quan hiến binh dáng người béo lùn, đeo
súng lục ngang hông, từ chỗ ngồi phía sau cũng nhảy xuống.