Charles F. Scott (1864 – 1944), giáo sư trường Yale và là kỹ sư điện. Ông là
người phát minh ra mạch Scott-T, chuyển điện 3 pha thành 2 pha.
James Dewar (1842 – 1923), nhà lý hóa học người Scotland, người phát minh ra
bình thủy (bình chân không cách nhiệt, còn gọi là phích nước).
Michael Faraday (1791 – 1867), nhà lý hóa người Anh, với nhiều thành tựu nổi
bật trong nghiên cứu điện từ và điện hóa.
John William Strutt, Nam tước Rayleigh (1842 – 1919), người phát hiện hiện
tượng tán xạ Rayleigh, sóng Rayleigh, và đồng phát hiện khí argon (Ar).
“To my illustrious friend Sir William Crookes of whom I always think and whose
kind letters I never answer! Nikola Tesla, June 17, 1901.” (“Gửi tặng người bạn
đặc biệt của tôi, Ngài William Crookes, người mà tôi luôn nghĩ về, người mà đã
tử tế gửi tôi những bức thư mà tôi chưa bao giờ hồi đáp! Nikola Tesla,
17/06/1901.”)
Mô tả trên sẽ dễ hiểu hơn khi bạn xem hình ảnh chiếc máy tại
https://en.wikipedia.org/wiki/Tesla_coil
Ý chỉ Tesla
Ý nói đến tháp Wardenclyffe.
Ý nói Thế chiến I.
John Pierpont “J. P.” Morgan (1837 – 1913), trùm tài phiệt ngân hàng đầu Thế kỷ
XX. Ông là một trong những người đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến giữa
dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều. J. P. Morgan là người hợp nhất các
công ty của Edison, tạo thành General Electric (hay còn gọi là GE). GE chính là
đối thủ chính của Công ty Westinghouse mà Tesla hợp tác như đã nói ở phần trên,
và mọi người ngờ rằng quan hệ giữa Morgan và Tesla không được êm xuôi. Vậy
cho nên Tesla muốn khẳng định rằng Morgan không ghét ông như mọi người đồn
thổi.
Câu thành ngữ này nên được hiểu gắn liền với chế độ nô lệ ở Mỹ (da trắng là chủ
nô, da đen là nô lệ).
Steve Brodie (1861 – 1901), nổi tiếng vì đã nhảy khỏi cầu Brooklyn (cao khoảng
41 mét, tương đương tòa nhà cao 14 tầng) mà vẫn sống sót.
“Nhảy cầu” (bridge jumping) là cách nói thông tục cho việc đánh cược, ý chỉ
hành động cược một khoảng nhiều tới nỗi nếu thua là sẽ nhảy cầu. Không ngờ