ương: Zinoviev, Kamenev, Bukharin và Stalin, ủy ban đã quyết định không
công bố nó ra đại chúng. Ủy ban trung ương cho rằng di chúc là hậu quả
của tình trạng tâm thần bất ổn của Lenin trong những năm cuối đời, và vì
thế, những lời phán xét cuối cùng của ông không đáng tin cậy. Việc không
đếm xỉa tới những ý kiến của Lenin sau này thường được cho là một sai
lầm nghiêm trọng.
Lãnh tụ Vladimir Ilich Lenin qua đời ngày 21 tháng 1, 1924 ở tuổi 53.
Lý do chính thức dẫn tới cái chết của Lenin là do chứng xơ cứng động
mạch não, đã gây ra cơn đột quỵ lần thứ tư.
Vào năm 2004 một nhóm bác sĩ Do Thái đã công bố một bài báo, dựa
theo các triệu chứng ghi trong hồ sơ bệnh án của Liên Xô, họ đưa ra giả
thuyết rằng Lenin đã mắc bệnh hơn 10 năm trước khi qua đời, nguyên nhân
bởi bệnh giang mai. Nhà sử học Helen Rappaport sau khi khảo sát các tài
liệu và hồ sơ bệnh án của Lênin cũng đặt ra giả thuyết rằng ông đã chết vì
bệnh giang mai, lây truyền từ một cô gái giang hồ ở Paris. Giả thiết này vẫn
tiếp tục tồn tại cho tới nay, nhưng không ai từ các nước phương Tây có thể
chứng minh nó vì chỉ có các bác sĩ chuyên trách của Nga được phép khám
nghiệm thi hài Lenin. Giả thuyết này rất có thể là không đúng, vì nếu Lenin
bị giang mai thì vợ của ông là Nadezhda Krupskaya cũng sẽ bị lây giang
mai, nhưng thực tế Nadezhda Krupskaya không bị giang mai. Năm 2012,
Tiến sĩ Harry Vinters, giáo sư thần kinh học tại UCLA, căn cứ vào hồ sơ
khám nghiệm tử thi và phẫu thuật não của Lenin, đã tuyên bố phủ nhận
việc Lenin bị giang mai.
Thành phố Petrograd đã được đổi tên thành Leningrad ba ngày sau khi
Lenin qua đời để vinh danh ông; cái tên này giữ nguyên cho tới khi Liên
bang Xô viết sụp đổ năm 1991, khi nó lấy lại tên cũ là Sankt-Peterburg.
Tuy nhiên tỉnh Leningrad vẫn được giữ nguyên, là một tỉnh hành chính trực
thuộc Liên Bang Nga.
Thời gian đầu thập kỷ 1920 phong trào vũ trụ luận ở Nga khá sôi động
và đã có ý tưởng bảo quản lạnh xác Lenin nhằm tái sinh trong tương lai.
Những phương tiện cần thiết đã được mua về từ nước ngoài, nhưng vì một