cùng. Người đi rất từ từ, im lặng. Lên tầng gác thứ ba. Chiếc cầu thang sao
mà dài và khó vậy! Những bậc dốc làm sao...
Ma-ri-a I-li-nhít-na sợ hãi chạy ra đón.
- Vô-lô-đi-a! Vô-lô-đi-a!
- Bị thương nhẹ thôi... rồi sẽ khỏi, - Vla-đi-mia I-lích nói giọng khó
nhọc. - Cứ yên tâm, Ma-nhi-a-sa. Đừng làm Na-đi-a sợ hãi.
Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na không có nhà. Bà đang ở nơi làm việc.
Còn ở Hội đồng dân ủy mọi người đã tụ tập đông đủ. Vì Vla-đi-mia I-
lích đã dự định phiên họp khai mạc vào lúc chín giờ. Mọi người đều biết
Lê-nin yêu cầu đúng giờ. Lần đầu tiên, lần duy nhất, Chủ tịch Hội đồng dân
ủy tới muộn...
Mọi người thận trọng đưa Lê-nin tới chiếc giường có phủ chiếc khăn kẻ
ô vuông. Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na đã giữ gìn chiếc khăn đó... Mọi
người đặt Vla-đi-mia I-lích nằm lên giường. Người yếu hẳn đi. Khuôn mặt
trông vàng nhợt.
Các cửa ra vào nhà ở đều mở toang. Các đồng chí đứng tụ tập thành đám
đông trong cơn bối rối và sợ hãi. Các bác sĩ tới.
- Thế nào? - các đồng chí hỏi với niềm hi vọng. - Vla-đi-mia I-lích bị
thương có nặng không? Không nguy hiểm lắm chứ?
Người bị thương nặng. Rất nguy hiểm...
Những phút kéo dài mệt mỏi. Kia rồi, Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na
từ nơi làm việc trở về. Tại sao các cửa đều mở nhỉ? Tại sao lại nhiều người
ở nhà thế kia?
Một người khẽ vuốt vai bà. Bà đã hiểu. Bà hỏi cộc lốc:
- Còn sống không?
Tiếng rên từ phòng Lê-nin vọng đến. Bà rướn thẳng người lên, với cặp
mắt khô ráo, không hề khóc lóc, bà bước vào gặp Vla-đi-mia I-lích. Người
trông thấy bà, cố mỉm cười:
- Không sao cả, Na-đi-a, đối với người cách mạng đó là chuyện thường.
Vết thương không đáng kể, sẽ bình phục.
Rồi Người nhắm mắt. Mạch của Ngươi giảm xuống. Trông Người mỗi
lúc một yếu đi.