- Anh không giữ gìn sức khoẻ à, anh Vô-lô-đi-a. Anh uống một cốc
nước trà nóng nhé. Chị Na-đi-a đi làm về mệt quá đã đi nghỉ rồi.
Vla-đi-mia I-lích trông thấy trên bàn một gói bưu kiện bọc vải thô. Nông
dân làng Tam-bốp-si-na viết rằng họ gửi giăm bông và mỡ: “Đồng chí nếm
thử sản phẩm nông thôn của chúng tôi, Vla-đi-mia I-lích, mong đồng chí
bồi dưỡng cho khoẻ thêm”.
- Vô-lô-đi-a, anh chưa bao giờ nhận quà cáp cả, - Ma-ri-a I-li-nhít-na
nói, - em và chị Na-đi-a hoàn toàn tán thành. Nhưng, Vô-lô-đi-a… trông
dáng anh mệt mỏi thế kia…
Vla-đi-mia I-lích mỉm cười với cô em gái. Ma-nhi-a-sa thân yêu! Người
rất yêu quý cô em gái. Năm 1887, khi người anh ruột A-lếch-xan bị tử hình,
cô còn nhỏ. Cả thành phố xa lánh ngôi nhà của gia đình U-li-a-nốp. Chỉ có
I-van I-a-cô-vlê-vích I-a-cô-vlép người Tsu-vát, bạn của cha, là không xa
lánh, không bỏ rơi. Và cả người Tsu-vát tên là Ô-khốt-nhi-cốp cũng không
bỏ mặc gia đình U-li-a-nốp trong cơn hoạn nạn. Cảm ơn họ.
- Em có biết chúng ta sẽ làm gì với món quà đó không? - Vla-đi-mia I-
lích vừa nói vừa gõ gõ vào gói bưu kiện bọc vải thô. - Vừa rồi người ta chở
trẻ em Tsu-vát tới Mát-xcơ-va của chúng ta. Chúng ta sẽ gửi đến nhà trẻ
dành cho trẻ em Tsu-vát. Đồng ý chứ, Ma-nhi-a-sa?
Ma-ri-a I-li-nhít-na chăm chú nhìn người anh. Trông vẻ mặt Người thật
xanh xao, mệt mỏi. Trái tim chị như thắt lại, buồn rầu.
- Chúng ta yêu cầu phân chia cho những trẻ em yếu nhất, gầy yếu nhất, -
Vla-đi-mia I-lích nói.
Ma-ri-a I-li-nhít-na gật đầu.
Vla-đi-mia I-lích lại nhức đầu như lúc nãy. Nhưng Người vui hẳn lên.
Món quà của nông dân miền Tam-bốp như một giọt nước bỏ biển. Nhưng
dẫu sao người cũng vui mừng vì ngày mai những đứa trẻ yếu nhất nào đấy
đến bữa ăn trưa sẽ được thêm một miếng giăm-bông màu hồng rất ngon của
miền Tam-bốp.