CUỘC ĐỜI TÔI MỘT TRĂM GIỜ VỚI FIDEL CASTRO - Trang 545

năm 1917, hay chúng ta có thể nói, những người thuộc hai bên chiến tuyến
của cuộc tranh cãi vĩ đại, sự ly giáo về tư tưởng giữa hai nhà lãnh đạo lớn.
Có thể khẳng định ngay được rằng những người Trotskyite có lý hơn.

Nhưng Stalin lại là nhà lãnh đạo thực tế hơn - ông ấy là con người túc

trí đa mưu chứ không phải nhà lý luận, cho dù sau này cũng có thời gian
ông ấy có xu hướng đi theo lý luận... Tõi còn nhớ có vài cuốn sách đã được
xuất bản, trong đó Stalin cố giải thích thực chất của “chủ nghĩa duy vật biện
chứng”, và ông ấy lấy ví dụ về nước. Người ta cố biến Stalin thành nhà lý
luận, ông ấy là nhà tổ chức rất tài ba, tôi nghĩ ông ấy là nhà cách mạng thực
sự - tôi nghĩ ông ấy không hề phục vụ cho đến độ Sa hoàng... Nhưng rồi
ông ấy mắc những sai lầm mà chũng ta đã biết đến - sự đàn áp, thanh trừng.

Lê-nin là thiên tài; ông ấy qua đời khá trẻ, nếu còn sống ông ấy sẽ

làm được rất nhiều việc. Nhưng đôi khi lý thuyết không giải quyết được tất
cả mọi việc. Trong giai đoạn đang xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, Lê-

nin áp dụng quá mạnh mẽ - bắt đầu từ năm 1921 - chính sách NEP

[271]

,

chính sách kinh tế mới. Chúng tôi đều biết đến chính sách đó, và tôi đã nói
với ông rằng Che cũng không thích chính sách đó.

Lê-nin có ý tưởng cực kỳ tài tình: xây dựng chủ nghĩa tư bản dưới sự

thống trị của giai cấp vô sản. Nhớ lại những gì mà các cường quốc kia đã
làm với cách mạng Bôn-xê-vích khiến mọi người phản đối. Chắc người ta
không thể quên được chuyện phá hoại mà các cường quốc kia đã gây ra ở
đất nước kém phát triển đó; Nga lúc đó là nước kém phát triển nhất ở châu
Âu, và tất nhiên Lê-nin theo công thức của Mác mà nhận ra rằng cách mạng
không thể chỉ diễn ra ở một nước mà phải diễn ra đồng loạt ở những nước
công nghiệp phát triển nhất trên cơ sở sự giác ngộ sâu sắc về lực lượng sản
xuất.

Có nghĩa là sự bế tắc lớn nhất, sau khi cuộc cách mạng đầu tiên nổ ra

ở Nga, lại chính là con đường mà chúng ta có thể đi theo. Khi phong trào
cách mạng thất bại ở các nước châu Âu còn lại, Lê-nin không còn sự lựa
chọn nào khác: ông ấy phải tự xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước mình: Đó
là nước Nga. Ông thử tưởng tượng xem sẽ như thế nào khi xây dựng chủ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.