nghĩa xã hội ở một nước mà tới 80% dân số là mù chữ, trong bối cảnh phải
bảo vệ chính mình khỏi những cuộc tấn công, còn những người dân trí thức
thì hoặc là đã bỏ chạy hoặc là đã bị xử tử?
Quả là thời kỳ khủng khiếp với những tranh cãi gay gắt.
Có vô vàn những cuộc cãi vã. Vào thời gian đó thì Lê-nin mất. Tôi
nghĩ trong mười năm áp dụng chính sách NEP, Liên Xô chỉ tốn thời gian
dựng lên các hợp tác xã nông nghiệp. Sản xuất cá nhân đã phát huy được tối
đa sức mạnh trong bối cảnh đó cho nên tập thể hóa đã bộc lộ rõ sự vội vàng
của nó. Ở Cuba, luôn có tới hơn 100.000 địa chủ cá nhân. Điều đầu tiên
chúng tôi làm năm 1959 là giao lại cho những lính canh, những người đi
thuê phần đất mà họ đang làm việc trên đó.
Ông có cho rằng ở thời điểm hiện tại chúng ta đang bị lúng túng về
hệ tư tuởng?
Tôi nghĩ như vậy. Khi nói đến vấn đề hệ tư tưởng luôn luôn có sự lẫn
lộn. Chúng ta đang sống trong một thế giới rất khác. Có rất nhiều vấn đề mà
các nhà triết lý chính trị, xã hội không tiên liệu được mặc dù những ý tưởng
của họ sẽ có vai trò quyết định giúp chúng ta thông suốt về lập trường tư
tưởng cách mạng.
Ngư̖ phải đấu tranh chống đói kém, bệnh tật, mù chữ trong khi cái mà
chúng ta gọi là giải pháp toàn cầu giải quyết những vấn đề của con người
thì lại chưa thấy đâu. Những vấn đề chung của loài người không thể một
nước nào đơn phương đứng ra giải quyết được bởi vì ngày nay, hơn bao giờ
hết, sự thống trị đã lan ra phạm vi toàn cầu: đó chính là “toàn cầu hóa tự do
kiểu mới” mà chúng ta đang nhắc đến được sự hậu thuẫn của các đế quốc
và đồng minh của nó. WTO (Tổ chức thương mại thế giới), WB (Ngân
hàng thế giới), Quỹ tiền tệ quốc tế lập ra những luật lệ và quy định để thống
trị và bóc lột còn thậm tệ hơn gấp nhiều lần hành động bóc lột dã man nhất
của chế độ thuộc địa.
Rất nhiều người đang muốn tìm cách thoát khỏi sự thống trị đó. Ông
là người có tham dự Diễn đàn xã hội thế giới tổ chức ở Porto Alegre và ở
Bombay năm 2004 và ông cũng là người biết tôi đã viết bao nhiêu bài báo