CÁI CHẾT CỦA CHE GUEVA
Che và phong trào chống Đế quốc - Lá thư chia tay - Trong
những cuộc xung đột du kích ở châu Phi - Quay về Cuba - Chuẩn bị
cho chuyến đi vào dãy Andes - Régis Debray - Trận đánh cuối cùng - Di
sản của Che
Sau cuộc khủng hoảng tháng 10 năm 1962, mối đe dọa của Mỹ
xâm lược Cuba đã giảm đi. Cách mạng Cuba tiếp tục củng cố những
thành quả của mình. Che Guevara bắt đầu đi vòng quanh thế giới. Ông
ấy tỏ ra rất quan tâm đến tình hình quốc tế, và đặc biệt là Phong trào
chống Đế quốc?
Điều hiển nhiên nhất là Che đóng vai trò như một người quan sát tình
hình trong khối Thế giới thứ ba. Anh ấy rất quan tâm tới các vấn đề quốc tế,
về Hội nghị Bandung
[202]
, Phong trào Không liên kết và những vấn đề
khác. Anh ấy rời Cuba năm 1965 - từ đó anh ấy đã đi vòng quanh thế giới,
gặp gỡ với Chu Ân Lai, với Nehru, với Nasser, với Sukarno, đơn giản vì lý
do anh ấy là một Chiến sĩ Quốc tế chân chính và đặc biệt quan tâm tới
những vấn đề của các nước đang phát triển.
Liên quan đến Trung Quốc, theo tôi nhớ thì Che đã gặp gỡ và trao đổi
với một số nhà lãnh đạo Trung Quốc. Anh ấy tiếp xúc với Chu Ân Lai, như
tôi vừa nói; anh ấy gặp Mao Trạch Đông, có thể thấy là Che rất quan tâm
tới tư duy cách mạng của người Trung Quốc. Anh ấy hoàn toàn không có gì
bất đồng với Liên Xô, nhưng rõ ràng là xét theo góc độ nào đó, anh ấy gần
gũi với Trung Quốc, và tỏ ra đồng cảm với quốc gia này hơn.
Thậm chí anh ấy còn tới thăm Nam Tư, cho dù tại đây đang diễn ra
những thử nghiệm về mô hình tự hạch toán tài chính của khối Đông Âu, mà
cá nhân tôi khi ấy cũng không hề ủng hộ. Bởi vì như thế một hợp tác xã sẽ
chỉ chăm chăm vào việc xây dh sạn cùng những thứ đại loại như vậy và xa
rời khỏi mục tiêu hoạt động ban đầu để chạy theo lợi nhuận, ngay tại Cuba