nhưng họ không muốn ký thỏa thuận chống vận chuyển trái phép ma túy
mà chúng tôi đề nghị từ năm 2001, cùng với thỏa thuận chống khủng bố và
thỏa thuận về vấn đề di cư. Thuyền của bọn buôn lậu chạy sát vào bờ, và
khi gặp rắc rối, chúng ném ma túy xuống biển.
Ở tỉnh Holguín, đôi khi người ta thông báo với tôi, “Hai tàu đã vào
cảng”. Có nghĩa là gì? Có nghĩa là hai tàu chở ma túy đã xuất hiện. Bọn
chúng vận chuyển chủ yếu là các bao cần sa, nhưng “vào cảng” cũng có
nghĩa là bọn chúng đã ném vài chục bao xuống biển.
Nếu bị rượt đuổi.
Đúng thế - nếu bị đuổi bọn chúng sẽ ném ma túy xuống biển phi tang,
ở Holguín rất hay xảy ra chuyện này.
Còn một cách vận chuyển khác: Một tàu buôn cỡ lớn đến phát tín
hiệu... Tất cả các tàu này đều có tín hiệu liên lạc với tàu cao tốc bên Mỹ, đội
tàu cao tốc này sẽ chạy ra nhận các túi hàng mà tàu to chở vào hoặc được
máy bay ném xuống biển. Tất nhiên, nếu những tàu này cập cảng an toàn
thì đó sẽ là nguồn cung chính cho nhu cầu trong nước nhất là khi lượng
khách du lịch tăng cao. Mỗi năm, hơn 100.000 người từ Mỹ trở về, họ được
phép quay về; hầu hết đều là những người rất tốt nhưng cũng có những
người mang theo cả ma túy về, ngoài ra còn có khách du lịch mang theo
phục vụ nhu cầu cá nhân của họ cho dù ngành du lịch của chúng tôi hoàn
toàn không cho phép điều này.
Cũng có trường hợp ma tuý được chở trên các thuyền buồm nhẹ.
Hàng nghìn thuyền du lịch hoạt động quanh bờ biển đan xen với các thuyền
của tư nhân, trong đó một số thuyền có vận chuyển ma túy. Nhưng với nhu
cầu ma túy ngày càng tăng thì đây không phải là nguồn cung chính. Bọn
vận chuyển ma túy cảnh giác rất cao và chúng được tổ chức rất chặt. Nguồn
cung chính vẫn là những “người nhâp cảnh” và “những tàu cập bến”, đôi
khi là “bến cảng” như bọn chúng đôi khi thường gọi. Chúng tôi đã đấu
tranh chống loại tội phạm này rất hiệu quả và chúng tôi phải loại bỏ hoàn
toàn nó vì ma túy sẽ phá hoạt đầu óc con người, đó là điều tệ hại nhất. Nó
gây ra những căn bệnh vô cùng nguy hiểm về đạo đức và tinh thần.