23 tháng 1 năm 1932: Chính phủ Tây Ban Nha giải tán Dòng tu
Chúa cứu thế. Những người theo dòng tu này bị trục xuất và một số chạy
sang Cuba cư trú.
8 tháng 11 năm 1932: Fidel Castro được bố mẹ gửi đến Santiago de
Cuba và sống tại nhà của thầy dạy Eufrasia Feliu; điều kiện tài chính eo
hẹp.
30 tháng 1 năm 1933: Adolf Hitler lên nắm quyền ở Đức.
12 tháng 8 năm 1933: Tên độc tài Cuba Gerardo Machado bị lật đổ
trong một cuộc tổng đình công, một chính phủ lâm thời lên nắm quyền.
4 tháng 9 năm 1933: Chính phủ lâm thời ở Cuba bị “Cuộc binh biến
của các hạ sĩ quan” lật đổ, một trong những người lãnh đạo của phong trào
này là Batista. Ramon Grau San Martin giữ chức chủ tịch.
14 tháng 1 năm 1934: Fulgencio Batista, người đứng đầu quân đội
lật đổ Chủ tịch Grau San Martin. Mười năm sau đó, với sự hậu thuẫn của
Mỹ, Batista bằng cách này hay cách khác đã thống trị đời sống chính trị ở
Cuba, trước tiên là việc bổ nhiệm các chủ tịch bù nhìn - Carlos Mendieta
(1934-1935), Jose Maria Aznar A. Barnet (1935-1936), Miguel Mariano
Gomez (1936), Federico Laredo Bru (1936-1940) - và sau đó đích thân ông
ta lên nắm chức chủ tịch (1940-1944).
21 tháng 2 năm 1934: ở Nicaragua, Augusto Cesar Sandino, “vị
tướng của phong trào tự do” đã từng chiến đấu chống lại ách đô hộ của
người Mỹ, bị ám sát bởi những người ủng hộ Somoza.
29 tháng 5 năm 1934: Với chính sách “Láng giềng tốt”, chính phủ
của tổng thống Rooservelt bãi bỏ Luật điều chỉnh Platt được áp đặt với
nước Cộng hoà Cuba mói thành lập và cho phép Mỹ được can thiệp vào
Cuba bất cứ lúc nào.
5-19 tháng 10 năm 1934: ở Tây Ban Nha, “cuộc cách mạng
Asturias” nổ ra, một cuộc nổi dậy đẫm máu của công nhân sau đó bị dập tắt
bởi lực lượng quân đội thực dân doướng Franco cử đến.
18 tháng 10 năm 1934: Cuộc “Trường Chinh” bắt đầu ở Trung Quốc.
Mao Trạch Đông dẫn khoảng 86.000 người Cộng sản đến Diên An trên một
đoạn đường mà theo ước tính kéo dài khoảng 10.000 - 13.000 km;