ngoái, “mức tăng cao nhất trong tất cả các nước châu Mỹ La-tinh”. Ủy ban
kinh tế của Liên Hợp Quốc phụ trách khu vực châu Mỹ La-tinh và vùng Ca-
ri-bê (ECLAC) công nhận con số này.
3 tháng 1 năm 2007: ở Oslo, Nauy, phái đoàn gồm 14 người Cuba bị
từ chối không được ở khách sạn Scandic Edderkoppen (nằm trong hệ thống
khách sạn Hilton) vì cùng lý do mà người ta đã đưa ra vào ngày 3 tháng 2
năm 2006 ở Mêhicô.
5 tháng 1 năm 2007: Trong một chương trình ngắn, kênh truyền hình
Cuba Cubavision tỏ lòng kính trọng đối với Luis Pavon Tamayo, cựu Chủ
tịch Hội đồng quốc gia về văn hoá, người được coi là người phụ trách chính
sách văn hoá giáo điều áp đặt và kêu gọi chống lại rất nhiều nhà trí thức
(trong đó có Jose Lezama Lima, Virgilio Pineira, Anton Arrufat, Pablo
Armando Fernandez và Cesar Lopez) trong giai đoạn được gọi là “những
năm tháng mầu xám” từ 1971-1976. Hàng chục các nhân vật, cả ở Cuba và
ở nước ngoài, được kêu gọi lên tiếng phản đối. Ngày 17 tháng 1, Liên minh
các nhà văn và nghệ sĩ (UNEAC) công bố một văn bản nhằm làm dịu bót
tình hình căng thẳng, nhưng làn sóng phản đối và bất đồng vẫn tiếp diễn.
8 tháng 1 năm 2007: ở Caracas, Tổng thống Hugo Chavez tuyên bố
tái quốc hữu hoá một số tập đoàn đã bị tư nhân hoá trước khi ông lên nắm
quyền vào tháng 12 năm 1998. Chavez đề cập đến Tập đoàn viễn thông
CANTV bị tư nhân hóa năm 1991 và một công ty điện, ông cũng tuyên bố
sẽ bãi bỏ quyền tự quyết của ngân hàng trung ương.
10 tháng 1 năm 2007: Một báo cáo của Bộ trưởng Ngoại giao Cuba
cho biết, vào ngày 27 tháng 11 năm 2006, lần thứ tư xảy ra hiện tượng “ăn
cắp tiền trong tài khoản của Cuba bị phong toả bất hợp pháp” ở các ngân
hàng Mỹ sau chiến thắng của Cách mạng. Theo bộ trưởng, các tài khoản
thuộc về Ngân hàng trung ương Cuba và Công ty truyền thông Cuba
Empresa với tổng trị giá lên tới 170,2 triệu USD đã bị phong toả và hiện tại,
một phần của số tiền đó, 92 triệu USD đã được giao cho các công dân Mỹ
Janet Ray Weininger và Dorothy Anderson McCarthy, những người đã từng
đứng ra kiện Cuba ở các toà án