Vì lý do này, bản năng xảo quyệt của bọn ăn bám chính phủ lộ diện trong sự
kiện tháng Mười một ngay lập tức khiến chúng cảm thấy một chính sách
liên minh sẽ mang lại tự do cho quần chúng nhân và làm thức tinh tinh thần
dân tộc có thể hủy hoại sự tồn tại vô đạo đức của chúng.
Điều này lý giải tại sao từ năm 1918 những nhà cầm quyền có thái độ tiêu
cực với vấn đề ngoại giao và những nhà lãnh đạo quốc gia luôn luôn chống
lại lợi ích của Đức quốc xã một cách có hệ thống. Vì những gì tưởng chừng
là tình cờ ban đầu, nhưng thông qua xem xét kỹ lưỡng, sẽ hiện nguyên hình
là một bước tiếp theo trên con đường mà Cách mạng tháng Mười một đã
mở ra.
Ở đây, chúng ta chắc chắn phân biệt được giữa những nhà lãnh đạo quốc gia
có trách nhiệm hay “lẽ ra nên có trách nhiệm” , ủy viên quốc hội trung bình,
và quần chúng nhân dân nhẹ dạ cả tin.
Nhóm đầu tiên biết họ muốn gì. Nhóm thứ hai hùa theo vì họ đã được huấn
luyện hay vì họ không đủ can đảm để chống lại và sợ bị hại. Nhóm thứ ba
phục tùng vì họ quá mu muội, ngu ngốc.
Khi Đảng công nhân Quốc xã xã hội chủ nghĩa Đức chỉ là một nhóm nhỏ,
vô danh, vấn đề chính sách ngoại giao chỉ có thể chiếm tầm quan trọng thứ
hai trong mắt những thành viên. Đặc biệt trong trường hợp này, vì chúng ta
luôn theo đuổi nguyên tắc, và phải đấu tranh cho nguyên tắc: độc lập của
một quốc gia trong các mối quan hệ ngoại giao không phải là món quà từ
mà Thiên đường hay Thế lực siêu nhiên nào ban tặng, mà chỉ có thể là kết
quả sự phát triển của nội lực. Chỉ có cách loại trừ những nguyên nhân gây
ra sự sụp đổ của chúng ta, và tiêu diệt những bọn trục lợi, chúng ta mới có
thể khôi phục sự tự do trong quản lý chính sách ngoại giao.
Điều đó giải thích tại sao trong giai đoạn đầu của phong trào non trẻ, giá trị
của chính sách ngoại giao luôn được đặt sau tầm quan trọng của kế hoạch
cải tổ nội các.
Nhưng khi giới hạn nhỏ và tầm thường bị phá vỡ, tổ chức non trẻ đạt được
tầm quan trọng của một tổ chức lớn, sự cần thiết can thiệp vào vấn đề phát
triển ngoại giao sẽ tăng lên. Chúng ta cần vạch ra những nguyên tắc chỉ đạo