Bắt đầu “cự tuyệt” thói quen chi tiêu hoang
phí
Trong khu rừng nọ, có một gia đình gồm ba chú gấu. Một hôm, vào
bữa ăn trưa, gấu bố với vẻ mặt nghiêm túc nói với gấu con: “Con trai, ta
có một tin buồn phải nói với con”. Gấu con dừng bữa, hỏi lại gấu bố: “Bố
ơ
i, tin buồn gì thế ạ?”
Gấu bố nói: “Mấy hôm nay bố có vào rừng kiếm thức ăn, mặc dù
chẳng kiếm được gì, nhưng bố phát hiện ra một thứ rất có giá trị. Xung
quanh chúng ta bây giờ chẳng còn gì ăn được, và đó là nguồn thức ăn dễ
kiếm nhất, chúng có thể không ngon lắm, ăn cũng khá tốn sức. Tuy
nhiên, trong thời khắc quan trọng này, lại là thứ duy nhất có thể giúp
gia đình mình sống, đó là vỏ cây”.
Gấu con vừa nghe xong, liền òa khóc: “Bố nói gì cơ, bây giờ nhà
chúng ta đã không còn gì để ăn sao?”. Gấu bố không biết phải làm gì để
an ủi gấu con.
“Đủ rồi!”, gấu mẹ ngồi bên cạnh lên tiếng, “Con yêu, con đừng lo,
chúng ta vẫn còn cái ăn mà”.
“Có thật không?”, cả hai bố con nhà gấu vui mừng như vừa được cứu
sống.
Gấu mẹ nói với gấu bố: “Em vốn đã biết từ xưa đến nay anh không
bao giờ chịu nhìn xa, lên kế hoạch tích lũy và để dành cho lúc khó khăn,
ngày nào cũng chỉ ăn và ngủ. Chỉ đến khi đói bụng mới chịu nghĩ xem
phải làm gì, có lo sợ thì cũng đã muộn rồi”. Nói xong, gấu mẹ mở cửa
hầm, bên trong hầm chứa đầy các loại lương thực, nào là lúa mì, ngô,
tôm cá, đủ để cả nhà ăn trong một năm.
“Tại sao anh không biết đến kho lương thực này?”, gấu bố thắc mắc.
“Nếu nói cho anh biết, thì chỗ lương thực này cũng dần dần mà hết
sớm. Những thứ này là do em dành dụm, tích lũy từ những lần kiếm ăn
trước, để dành cho nhà ta trong mùa đông!”, gấu mẹ trả lời.
Tài sản không phải là những thứ cần là đến, muốn là được. Gia đình
chúng ta cũng không phải là ngân hàng. Vì thế, phương pháp duy nhất
để có được tài sản, chính là nhờ vào sự tích lũy của cải một cách có kế
hoạch, không được chi tiêu lung tung. Nếu không, cuối cùng cũng sẽ
giống với trường hợp của gấu bố trong câu chuyện trên, bị rơi vào hoàn
cảnh khó khăn.