CUỘC ĐỜI TRẺ - 99% PHỤ THUỘC VÀO BỐ - Trang 113

Bồi dưỡng “kỹ năng tài chính” từ tiền mừng
tuổi

Tiền mừng tuổi còn gọi là tiền lì xì, đây là một phong tục trong dịp

Tết cổ truyền của người Việt Nam, người Việt Nam rất thích màu đỏ, vì
màu đỏ tượng trưng cho sức sống, niềm vui và sự may mắn.

Tết cổ truyền đến, người lớn sẽ chuẩn bị tiền mừng tuổi cho trẻ, vì

theo quan niệm dân gian, tiền mừng tuổi có thể xua đuổi quỷ dữ, mang
lại may mắn, bình an. Tiền giấy mừng tuổi thường được người lớn bỏ
vào trong phong bao màu đỏ rồi mừng cho trẻ. Tiền mừng tuổi được
đưa khi chúc Tết đầu năm hoặc vào đêm Giao thừa.

Xét nguồn gốc của tiền mừng tuổi, nó được coi như một lời chúc tốt

đẹp mà cha mẹ dành tặng cho con cháu, cũng là một hình thức biểu đạt
tình thân. Nhưng qua dịp Tết, phải “xử lý” thế nào với số tiền mừng tuổi
của trẻ, lại trở thành vấn đề khó khăn khiến các bậc phụ huynh thấy khó
xử. Từ trước đến nay, tiền mừng tuổi hầu hết đều do bố mẹ quản lý, dù
có gửi vào tài khoản ngân hàng, hay chuyển vào thẻ tín dụng thì thực
chất vẫn là của bố mẹ. Vì vậy, số tiền đó trên danh nghĩa là của trẻ,
nhưng thực chất, trẻ chỉ có rất ít, thậm chí là không một chút quyền hạn
nào đối với số tiền đó. Lý do để cha mẹ làm như vậy, thông thường là
“trẻ con không biết tiêu tiền”, sợ trẻ chi tiêu lung tung, vì thế, cách làm
này của cha mẹ rõ ràng là có lý.

Trẻ con không biết tiêu tiền, đây là một vấn đề, nhưng lấy việc đó để

“tước đoạt” cơ hội tiêu tiền của trẻ, lại là việc làm không thỏa đáng của
cha mẹ. Nếu muốn trẻ “học cách tiêu tiền”, đầu tiên phải tạo cơ hội cho
trẻ tiếp xúc với chi tiêu, nếu không, vấn đề này mãi mãi không giải
quyết được. Lấy lý do trẻ không biết gì, nên không được tiêu tiền, trẻ sẽ
không có cơ hội tiếp xúc thực tế, sau này sẽ không biết đến chi tiêu, vẫn
mãi là “không biết tiêu tiền”. Trẻ cảm thấy nhu cầu tiêu tiền chính đáng
bị bố mẹ kìm hãm, sẽ nảy sinh cảm giác bất công và như bị lừa dối, từ đó
dẫn đến kiểu tâm lý phản kháng, một khi có tiền, là sẽ tiêu tiền linh
tinh, hoang phí.

Tuy nhiên, chỉ cần trải qua một giai đoạn thực tiễn và rèn luyện, là

trẻ có thể “biết tiêu tiền”. Giống như muốn học bơi, nhất định phải nhảy
xuống nước. Cho nên, đối với việc quản lý tiền mừng tuổi của trẻ, các
ông bố nên cố gắng đóng tốt vai trò “người hướng dẫn”, trao lại toàn
quyền quản lý tiền mừng tuổi cho chúng. Cần lưu ý, là không nên tỏ thái
độ thờ ơ, mặc cho trẻ tự giải quyết, cũng không nên độc đoán, bắt trẻ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.