làm theo ý mình, hãy gợi ý cho trẻ những phương pháp sử dụng tiền
mừng tuổi một cách hợp lý và khoa học.
Phan Tuyết đang học lớp 10, đợt Tết vừa rồi, cô bé được hơn 1 triệu
đồng tiền mừng tuổi. Ngoài ra, còn có thêm số tiền mừng tuổi 2 triệu
đồng tích góp từ mấy năm trước, tất cả đều do cô bé tự quản lý. Phan
Tuyết gửi toàn bộ số tiền này vào ngân hàng, hết năm này qua năm
khác để hưởng lãi suất. Cô bé luôn mong muốn số tiền mừng tuổi của
mình sẽ ngày càng tăng lên, để đến lúc học đại học, sẽ đỡ được bố mẹ
một phần nào đó.
Dùng tiền mừng tuổi để đầu tư cũng là một cách hay để bồi dưỡng kỹ
năng tài chính. Có thể gửi vào ngân hàng để tiết kiệm, để trẻ hiểu thêm
về lãi suất dài kỳ và lãi suất ngắn hạn, đồng thời, dạy trẻ thế nào là lãi
suất theo năm, theo tháng. Nếu sau một năm, đến kỳ lấy lãi, hãy hướng
dẫn trẻ chuyển tiếp số lãi để tăng số tiền trong tài khoản, cứ tiếp tục như
vậy, số tiền tiết kiệm trong ngân hàng sẽ giống như quả cầu tuyết, càng
lăn càng lớn. Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ làm như vậy, để giúp trẻ
hình thành thói quen tiết kiệm, điều này vô cùng có lợi đối với vấn đề
tài chính của trẻ sau này.
Nếu khoản tiền mừng tuổi khá lớn, ngoài việc gửi vào ngân hàng,
vẫn có thể tính toán kỹ lưỡng hơn một chút, lựa chọn các hình thức tài
chính giúp làm tăng nhanh giá trị, chẳng hạn như mua cổ phiếu, trái
phiếu, đóng góp quỹ vốn… Xét về độ ổn định trong đầu tư, dùng tiền
mừng tuổi để đóng góp quỹ vốn là thích hợp nhất trong việc dùng “tiền
sinh ra tiền“.
Hãy quan sát tình trạng thực tế của trẻ, lập ra kế hoạch sử dụng tiền
mừng tuổi một cách cụ thể căn cứ theo tiêu chuẩn 5:3:2:
1. Lấy 20% số tiền mừng tuổi dành cho những việc ngắn hạn, để tiền
mặt hoặc gửi vào thẻ rút tiền. Số tiền này sẽ do trẻ tự quản lý, dùng để
chi trả các khoản thường ngày.
2. 30% số tiền mừng tuổi dành cho những kế hoạch có quy mô tương
đối, chẳng hạn như đi du lịch, mua máy tính…, có thể căn cứ vào thời
gian thực hiện kế hoạch để tranh thủ gửi vào ngân hàng, giúp tăng thêm
lãi suất cho khoản tiền.
3. 50% còn lại của khoản tiền mừng tuổi dùng cho các dự định lớn,
có thể tích lũy để dành đến khi trẻ vào đại học, hoặc mua bảo hiểm… Số
tiền này có thể thông qua các quỹ đầu tư và mua các “mặt hàng tài
chính” để quản lý.
Đối với trẻ, tiền mừng tuổi chính là khoản “thu nhập” lớn nhất trong