CUỘC ĐỜI TRẺ - 99% PHỤ THUỘC VÀO BỐ - Trang 12

thanh thiếu niên ở Mỹ không có tiền tiêu vặt.

“Quá nhiều của cải vật chất sẽ mang lại những tai nạn khó lường cho

con cháu chúng ta”, tỷ phú người Mỹ Rockefeller đã quan niệm như
vậy. Mặc dù Rockefeller có rất nhiều tiền, nhưng số tiền tiêu vặt ông cho
các con của mình lại ít đến kinh ngạc. Ông đưa ra quy định về các mức
nhận tiền tiêu vặt cho các con mình như sau: từ bảy đến tám tuổi mỗi
tuần chỉ được nhận 30 cents; từ mười một đến mười hai tuổi mỗi tuần
một dollar; từ mười hai tuổi trở lên mỗi tuần được ba dollar. Tiền tiêu
vặt chỉ được phát một tuần một lần, bọn trẻ còn phải ghi rõ các khoản
đã chi tiêu, để lần sau sẽ biết cách kiểm soát số tiền của mình.

Nhật Bản, chủ trương của các bậc cha mẹ là để con tự lập, không

được tùy tiện vay mượn tiền của người khác. Trong giáo dục trẻ, người
Nhật có câu nói rất nổi tiếng, đó là: “Ngoại trừ ánh sáng mặt trời và
không khí là những thứ tự nhiên ban tặng, còn tất cả những thứ khác
đều phải đánh đổi bằng sức lao động thì mới có”.

Ông Oshima có một chiếc ô tô rất đẹp của hãng Toyota, cứ đến dịp

nghỉ hè ông lại đưa mọi người trong nhà đi dã ngoại. Nhưng hàng ngày
đi làm, ông chỉ lái chiếc xe đó một mình, tuyệt đối không cho cậu con
trai mười tuổi đi cùng xe.

Một ngày, bệnh viêm khí quản của con trai ông lại tái phát, việc đi bộ

đến trường rất khó khăn, nên cậu bé khẩn thiết cầu xin cha cho đi nhờ
xe. “Không được!”, ông Oshima cương quyết trả lời. Cậu con trai đành
đeo cặp sách, lững thững bước đi lầm lũi đến trường học. Khi cậu bé
đang khó nhọc bước từng bước lên chiếc cầu thang bộ cao ngất, cậu đã
nhìn thấy ở phía dưới bên kia cầu thang ông Oshima đang đứng đó đợi
cậu. Ông Oshima nhìn con trai không nói gì, chỉ đưa tay ra gạt nước mắt
trên mặt cậu bé. Sau đó, một tay ông nắm lấy tay con trai, tay kia xách
lấy chiếc cặp sách, hai bố con cùng rảo bước đến trường.

Rồi ông âu yếm nhìn con nói: “Con trai à, đừng trách bố, bây giờ con

vẫn còn là học sinh, không nên ngồi xe đi học. Đợi sau này con lớn làm
ra nhiều tiền, sẽ nhất định mua được một chiếc xe còn đẹp hơn xe của
bố bây giờ”. Trong mắt ông Oshima sáng lên tia hy vọng.

Tiền bạc giống như con dao hai lưỡi. Bản thân cuộc sống giàu sang

chẳng có hại gì đối với trẻ, nhưng nếu thiếu đi sự hướng dẫn cho trẻ giá
trị về tiền bạc một cách lành mạnh và hoàn thiện, thì chính nó sẽ gây
phản tác dụng đối với cuộc đời trẻ. Cùng với việc chu cấp cho trẻ tiền
tiêu vặt và tiền thưởng, các ông bố phải khống chế và điều tiết trẻ trong
các lĩnh vực liên quan đến “tiền”. Không thể hiện tình yêu với trẻ bằng
cách cho mặc đồ hàng hiệu, mua đồ chơi đắt tiền, cung ứng tiền tiêu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.