CUỘC ĐỜI TRẺ - 99% PHỤ THUỘC VÀO BỐ - Trang 11

công của một người gắn liền với sự nỗ lực của bản thân anh ta, chứ
không hề liên quan đến việc anh ta có bao nhiêu của cải (được thừa
hưởng) trong tay”.

Hoàng Long và Thanh Hà là học sinh trung học của một trường phổ

thông Dân lập, hai cậu bạn này thường xuyên gây gổ đánh nhau với các
bạn khác trong trường, ai nhìn thấy họ cũng phải né tránh.

Có lần, hai bạn này nghe nói trong trường có cậu bạn tên là Văn

Anh, con một nhà giàu có, thường xuyên cho các bạn khác tiền tiêu;
hơn nữa bản tính lại nhát gan, thế là Hoàng Long và Thanh Hà quyết
định tìm gặp Văn Anh để “tống tiền”.

Hai cậu bé Long và Hà nói với người bạn tên Anh: “Sau này gặp bất

cứ phiền phức nào, cậu cứ nói với chúng tớ. Chúng tớ có rất nhiều bạn là
dân giang hồ, nên không ai dám động đến cả, chúng tớ sẽ bảo vệ cậu,
nhưng đổi lại, cậu phải nộp tiền cho bọn tớ mỗi tuần một lần!”. Hôm
sau, Anh lẳng lặng lấy tiền ở nhà, đem đến cho Long và Hà. Sau một
thời gian, Long lại gọi điện cho Anh chuẩn bị tiền, càng nhiều càng tốt.
Lần này, Long để Hà đứng đợi dưới cửa nhà, rồi ném bọc tiền qua cửa sổ
xuống, tổng số tiền lên đến hàng triệu đồng.

Cứ như vậy, sau hai tháng, Long và Hà đã trấn lột của Anh một số

tiền tương đối lớn. Cho đến một lần, hai bạn này lấy lý do là muốn mua
súng ngắn, bắt Anh đưa một khoản tiền to, Anh mới cảm thấy đây là
những kẻ “tham lam”, bèn đem chuyện này kể cho cha mẹ biết, đến lúc
này, Long và Hà mới bị công an bắt giữ.

Cha mẹ Anh rất yêu thương con mình, bởi nếu không yêu sẽ không

cho cậu tiền tiêu vặt nhiều đến thế, nhưng cách thể hiện tình yêu, bằng
cách cho trẻ tiêu tiền vô tội vạ như vậy là không sáng suốt, không khoa
học, thậm chí còn gây ra vô số vấn đề rắc rối. Số lượng “cậu ấm” trong
trường học tuy rất ít, nhưng nó cũng đủ để bộc lộ những khiếm khuyết
trong cách giáo dục tài chính với trẻ ở những gia đình này.

Các ông bố thường nói rằng, chúng tôi ra ngoài vất vả kiếm tiền, vì

muốn cho con mình những điều kiện sống và học tập tốt nhất, nếu tiền
không để cho con tiêu, thì giữ để làm gì? Xét về mặt tình cảm, câu nói
này không có gì sai. Nhưng, giáo dục tiền bạc cho con không chỉ là dạy
cách tiêu tiền, mà quan trọng hơn là cách giáo dục ”nhân cách” và
”phẩm chất” của con người.

nước ngoài, vấn đề giáo dục tiền bạc nghiêm túc cho trẻ khá quen

thuộc và phổ biến, rất nhiều gia đình luôn duy trì quan điểm “cha mẹ
giàu, con chưa chắc đã giàu”. Chẳng hạn ở Mỹ, vấn đề tiền tiêu vặt của
con cái còn bị quản lý khá “chặt chẽ”, một cuộc điều tra cho thấy, 54%

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.