công ty lừa đảo giúp bạn giáo dục tiền bạc cho con mình, thì e là bạn đã
phải trả giá cho sự thiếu sót ấy. Do vậy, người bố cần coi trọng giáo dục
trẻ các quan niệm về tiền bạc, trong đó, quan trọng nhất là cần giúp trẻ
hiểu thế nào tài chính “lành mạnh”, “hiệu quả” và “thực tế”.
Bà Ánh là một người giàu có. Một lần, cô cháu ngoại 7 tuổi của bà
xảy ra xô xát với một bạn cùng lớp. Khi cuộc cãi vã xảy ra, cô bé đã chỉ
vào mặt cậu bạn kia và hét to: “Tao sẽ lấy tiền đè chết mày!”
Vậy mà cậu bé kia chỉ cười và nói: “Đè đi! Đè đi! Đè càng nhiều càng
tốt!”
Tuy chỉ là một câu nói đùa của trẻ con, nhưng nó cũng khiến người
lớn chúng ta phải suy nghĩ.
Theo điều tra, thanh thiếu niên ngày nay thường có những suy nghĩ
khá “ngông cuồng”, “bồng bột”. Chúng thường đem nhau ra so sánh
bằng việc bố lái xe gì, có bao nhiêu căn nhà, làm chức vụ gì, mức tiền
lương được bao nhiêu… Các ông bố thường không dạy con cách đánh
giá tiền bạc theo kiểu đó, nhưng trẻ vẫn hiểu được tầm quan trọng của
tiền bạc. Vậy, các ông bố sẽ mặc kệ trẻ tự hình thành những quan niệm
tiền bạc lệch lạc, hay chủ động nói cho trẻ biết ham mê tiền bạc thế nào
mới là “đạo đức“ và “lành mạnh“.
Người bố, cần phải cho trẻ biết, tiền bạc có thể giúp đạt được nhiều
thứ, nhưng lại không phải là vạn năng. Đồng thời, phải hướng dẫn trẻ
kiếm tiền bằng những việc làm đúng đắn; để trẻ hiểu rằng, tiền chính là
khoản thù lao mà xã hội trả sau khi đã bỏ nhiều công sức để làm những
công việc nghiêm túc, chân chính, có ích. Có như vậy, việc “kiếm tiền”
mới trở nên thú vị và ý nghĩa hơn.
* Tiền là sản phẩm của lao động.
* Kiếm tiền vất vả, tiêu tiền phải cẩn thận.
* Tiền không phải là chìa khóa vạn năng.
* Hãy làm chủ nhân chứ không phải là nô lệ của đồng tiền.