CUỘC ĐỜI TRẺ - 99% PHỤ THUỘC VÀO BỐ - Trang 7

và nhận không, vì thế bắt buộc phải đưa ra sự lựa chọn; trẻ năm tuổi
nắm bắt được nguồn gốc xuất xứ của tiền, biết được giá trị tiền mặt của
một số đồ dùng nhỏ; trẻ sáu tuổi đã có thể biết tiết kiệm tiền; trẻ bảy
tuổi nhận biết được giá cả trên thị trường; trẻ tám tuổi hiểu được cách
kiếm tiền thông qua một số công việc; trẻ chín tuổi biết so sánh trong
khi mua sắm đồ đạc; trẻ mười tuổi có thể tính toán mỗi tuần bỏ ra được
bao nhiêu tiền và đưa ra cách sử dụng hợp lý với số tiền đó; trẻ mười
một tuổi có thể phân biệt thật giả từ những chương trình quảng cáo trên
truyền hình; trẻ mười hai tuổi biết cách gửi tiền vào tài khoản cá nhân,
có thể sử dụng chính xác thuật ngữ chuyên ngành ngân hàng; trẻ mười
ba tuổi bắt đầu hiểu được ý nghĩa của việc kiếm tiền bằng làm ăn, lao
động, đầu tư hay chơi cổ phiếu…

Hãy nhìn lại châu Á, hầu hết các bậc cha mẹ đều không bao giờ

muốn nhắc đến chuyện tiền bạc trước mặt con cái. Do vậy, những cơ sở,
hệ thống trong việc giáo dục quản lý tài sản cho trẻ gần như bằng 0.
Người cha lăn lộn vất vả ngoài xã hội là vì cái gì? Tất nhiên là vì tiền!
Trong suy nghĩ của mình, các ông bố đều hiểu rằng, tiền
dùng để đổi lấy những thứ vật dụng cần thiết trong sinh hoạt,
đáp ứng nhu cầu vật chất cho cuộc sống, thậm chí tiền còn là
cái thể hiện sự “thanh cao”, chẳng có ai đem tiền “ném qua
cửa sổ”, cũng chẳng có ai “gây chiến” với tiền. Tất cả các ông
bố thực tế đều “yêu tiền”, vậy tại sao lại phải cướp đoạt quyền
lợi đó của trẻ?
.

Năm ngoái, bố nói với mẹ: “Bây giờ, thời buổi kinh tế khó khăn, tiền

thưởng năm nay ít hơn năm ngoái. Tiền khiến anh cảm thấy mệt mỏi!”

Khi đó, cậu con trai Việt Phương đang ôm quả bóng da, liền chạy lại

bên bố: “Bố ơi, lúc nãy con vừa chơi với bạn Kiên, bạn ấy nói rằng, bố
bạn ấy lúc nào cũng cho bạn ấy tiền tiêu”.

Bố chẳng cần suy nghĩ, liền rút từ trong ví ra tờ một trăm nghìn đưa

cho Việt Phương: “Này, con cũng có”.

Cậu bé cầm vội tờ tiền, nhưng nói ra vẻ thất vọng: “Có một ít thế này,

bạn Kiên lần nào cũng được hai trăm nghìn cơ”.

Nghe xong câu nói đó, bố liền tức giận quát: “Con còn nhỏ như vậy,

mà sao suốt ngày nghĩ đến tiền thế hả?”

Việt Phương nũng nịu nói: “Chẳng lẽ bố không thích tiền?”

Bố sững người một lúc rồi nói: “Bố thích tiền, là bởi phải mua sắm

nhiều thứ cho gia đình mình, con đi học cũng phải đóng tiền đấy”.

Cậu bé mặt hớn hở: “Con thích tiền, vì con muốn mua nhiều đồ chơi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.