CUỘC ĐỜI TRẺ - 99% PHỤ THUỘC VÀO BỐ - Trang 120

Dạy trẻ một số kỹ xảo trong chi tiêu

Trước kia, mỗi lần đi mua đồ dùng học tập, Đinh Văn chỉ chú ý nhìn

bề ngoài của sản phẩm, ví dụ như cậu bé rất thích thú các hình vẽ ngộ
nghĩnh in trên thân cây bút, hay các con vật đáng yêu ở đầu chiếc bút
chì… tất nhiên là mua những thứ này sẽ tốn tiền hơn so với các cây bút
bình thường khác. Mẹ của Đinh Văn là người nắm rõ tình hình thị
trường, nên đã đưa ra gợi ý: “Ở nhà, con đã có rất nhiều đồ chơi hình
động vật rồi; với số tiền như vậy, một là con chỉ mua 1 chiếc bút có hình
chú gấu này, hai là mua thêm được ba chiếc bút loại khác?”. Đinh Văn
nghe theo sự gợi ý của mẹ, lựa chọn luôn cách thứ hai.

Thông qua cách gợi ý của mẹ, Đinh Văn đã biết chú ý vào công dụng

của sản phẩm khi mua đồ, đồng thời biết cách so sánh giá thành giữa
những mặt hàng khác nhau. Bây giờ, khi mua bất cứ thứ gì, dù không có
mẹ đi cùng, Đinh Văn vẫn nhớ đến cách của mẹ: “Cùng một số tiền
như vậy nhưng mua được nhiều thứ chẳng phải tốt hơn sao?”,
“Hai cái này mặc dù trông bề ngoài khác nhau nhưng tính
năng, chất lượng lại như nhau, tất nhiên phải chọn cái rẻ
hơn”. Từ bài học của mẹ, những thứ Đinh Văn mua về sau này
đều có giá rẻ, chất lượng cũng không tồi.

Cùng với sự phát triển, việc mua sắm của trẻ cũng ngày một tăng. Để

giúp trẻ bồi dưỡng được thói quen chi tiêu hợp lý, lúc này, các ông bố
nên bắt đầu hướng dẫn cách chi tiêu cho trẻ, dạy trẻ một số kỹ năng tiêu
dùng cơ bản và cần thiết.

Với đại đa số người tiêu dùng, lựa chọn sản phẩm chất lượng tốt, giá

thành rẻ là nguyên tắc hàng đầu. Vì thế, khi đi mua sắm, làm sao để chi
ít tiền mà mua được những thứ mình cần với chất lượng và giá cả tốt
nhất, chính là kỹ năng tiêu dùng đầu tiên mà trẻ phải học được. Có thể
trẻ sẽ không hiểu được hết hàm ý của chữ “mặt hàng ngon - bổ
- rẻ”, nên các ông bố hãy giải thích đơn giản cho trẻ rằng: “cái
gọi là ngon - bổ - rẻ chính là những mặt hàng có giá rẻ nhất
mà chất lượng lại tốt nhất”.

Cũng nên để trẻ biết rằng, tuân theo nguyên tắc “ngon – bổ - rẻ”

trong tiêu dùng, mục đích không đơn thuần chỉ là tiết kiệm tiền, mà còn
là “cự tuyệt” với việc chi tiêu không hợp lý, mù quáng, để mỗi đồng tiền
đều được dùng đúng vào những lúc cần thiết. Học cách so sánh cũng
giúp trẻ rèn luyện tư duy và xây dựng lập trường cho bản thân.

Lúc Ngọc Chân mới biết nói, có người đã hỏi cô bé rằng: “Cháu thích

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.