CUỘC ĐỜI TRẺ - 99% PHỤ THUỘC VÀO BỐ - Trang 118

mà là phân loại theo tầm quan trọng của tất cả những thứ muốn mua,
rồi căn cứ theo tình hình thực tế, xem xét ưu tiên mua cái gì trước, cái gì
sau, mua theo trình tự đã sắp xếp. Ngoài ra, thông qua kế hoạch chi
tiêu, tìm ra những khoản không cần thiết.

Trong lúc lập kế hoạch chi tiêu, có thể tuân theo vài bước

làm sau đây:

1. Liệt kê ra toàn bộ khoản thu nhập của trẻ trong một tuần, trong đó

tiền tiêu vặt và tiền làm thêm gần như là những khoản thu nhập cố
định.

2. Liệt kê ra những khoản cần chi trong một tuần, ví dụ như mua

dụng cụ học tập, trả tiền ăn trưa, tiền xe buýt…

3. Liệt kê ra toàn bộ những thứ cần mua trong thời gian gần.

4. Trong danh sách những thứ cần mua, tìm xem cái nào là cần thiết

mua trước, cái nào có thể mua sau. Sau đó, lại căn cứ vào khoản thu
nhập, xem xét cái nào có thể mua ngay lập tức, cái nào cần tiết kiệm tiền
để mua.

5. Tính toán lại một lần, sau khi trích ra khoản chi tiêu cần thiết từ

phần thu nhập tiết kiệm, số còn lại chính là khoản quỹ chi tiêu có thể tự
chi dùng. Căn cứ xem khoản quỹ này được bao nhiêu, hãy mua những
thứ cần thiết trong khả năng của mình trước, sau đó mới xét đến những
thứ cần mua khác, cuối cùng là những thứ chưa thực sự cần thiết.

Kế hoạch chi tiêu chỉ cần đơn giản như vậy, dù số tiền hàng tuần trẻ

có được tuy ít, nhưng vẫn cần lên kế hoạch chi tiêu, ít nhất, nó có thể
giúp trẻ biết cách quản lý chi tiêu từ khi còn nhỏ. Ngoài ra, trong lúc đi
mua sắm theo thứ tự đã định, trẻ sẽ dần phát hiện thấy những khoản chi
không cần thiết, từ đó có thể lập mục tiêu tiết kiệm, đồng thời học được
cách phân tích tỉ mỉ đối với tình hình tài chính của bản thân.

Khi bắt đầu triển khai kế hoạch tài chính, các bậc cha mẹ nên chú ý

theo dõi. Trong tháng đầu tiên, hãy ghi chép lại cụ thể từng khoản chi
tiêu của trẻ, nên theo dõi liên tục trong ba tháng liên tiếp là tốt nhất.
Làm như vậy để trẻ biết rõ đã tiêu tiền vào việc gì, khoản nào là cần
thiết, khoản nào là cần tiết kiệm…Sau một thời gian, trẻ sẽ hình thành
thói quen chi tiêu hợp lý, điều này mới là mấu chốt quan trọng trong
lĩnh vực quản lý tài chính.

Vào thế kỷ thứ 19, một thương nhân người Do Thái đã viết ra giấy

những nguyên tắc tài chính rồi bỏ vào trong túi tiền. Mỗi khi cần dùng
tiền, ông ta lại mở túi đọc một lượt các nguyên tắc tài chính này, rồi mới
quyết định có nên tiêu tiền hay không. Đây chính là “10 nguyên tắc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.