CUỘC ĐỜI TRẺ - 99% PHỤ THUỘC VÀO BỐ - Trang 117

Khi xác lập mục tiêu, sẽ định ra kỳ hạn thích hợp, bạn có thể chia

mục tiêu của mình thành mục tiêu ngắn hạn hoặc mục tiêu dài hạn, rồi
từng bước đi theo hướng đã định, cuối cùng, nhất định sẽ thực hiện
được mục tiêu. Đặt ra kế hoạch chi tiêu chính là một phần quan
trọng trong phần mục tiêu ngắn hạn của bạn.

Cha mẹ của Hồng Minh cho cậu bé tiền tiêu vặt từ khi cậu bé bắt đầu

đi học, có lúc là mười mấy nghìn, có lúc là mấy chục nghìn. Hồng Minh
dùng tiền tiêu vặt để mua những gì mình thích, trông thấy cái gì là mua
cái đó, chi tiêu rất tùy tiện, khi tiêu hết tiền lại xin thêm cha mẹ. Có
điều, cha mẹ Hồng Minh từ trước đến nay chưa bao giờ từ chối việc cậu
bé xin tiền. Kết quả là khoản tiền tiêu vặt cho Hồng Minh ngày càng
nhiều, còn cậu bé ngày càng không biết kiềm chế trong chi tiêu.

Cuối năm, cả gia đình dọn dẹp chuẩn bị đón năm mới. Lúc lau dọn

ngăn kéo, gầm giường, giá sách của Hồng Minh, mẹ cậu bé phát hiện
thấy một đống đồ chơi, nào là siêu nhân, mặt nạ, súng nhựa, còn có cả
mô hình sọ người ghê rợn… Nhìn thấy đống đồ chơi của chính mình,
Hồng Minh tự nghĩ: mấy thứ này đều do mình mua ư? Sao mình chẳng
thích cái nào vậy? Hóa ra trong gần một năm vừa rồi, toàn bộ tiền tiêu
vặt của mình chỉ đổ vào “đống rác” đó. Hồng Minh cảm thấy hối hận,
nhưng giờ đã không kịp.

Đồng thời, cha mẹ cậu bé lúc này cũng bắt đầu nhận ra rằng, từ xưa

đến nay, họ chưa từng có bất kỳ yêu cầu nào đối với việc chi tiêu của con
cái, cũng không biết rõ con cần tiền để mua những gì.

Lần đầu tiên dùng số tiền để mua những sản phẩm mà mình yêu

thích, đối với mỗi đứa trẻ, đây giống như một trải nghiệm thần kỳ.
Chính điều thần kỳ này mang lại cảm giác thỏa mãn, làm trẻ không
ngừng mang tiền đi mua sản phẩm. Do thiếu kinh nghiệm, nên trẻ rất
khó tự kiềm chế bản thân, nếu cha mẹ dùng các biện pháp cương quyết
hay là bạo lực để hạn chế sự chi tiêu, sẽ làm ảnh hưởng đến nội tâm và
tâm lý lành mạnh của trẻ.

Dùng hành động tăng hay giảm tiền tiêu vặt để đạt mục đích cũng

không phải là cách giáo dục hiệu quả, quan trọng hơn là cha mẹ hãy dựa
vào những thực tế trong cuộc sống hàng ngày, hướng dẫn trẻ cách tiết
kiệm và chi tiêu thông minh. Tránh thói tiêu tiền hoang phí, đặt ra kế
hoạch chi tiêu thích hợp, quản lý chặt chẽ là những điều vô cùng quan
trọng, đồng thời cũng là những biện pháp rất có hiệu quả.

Đối với trẻ, kế hoạch chi tiêu không cần phải quá chi tiết nhỏ nhặt,

cần đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện. Đương nhiên, cũng phải để trẻ
hiểu rằng, cái gọi là “kế hoạch chi tiêu” không phải là cấm trẻ mua đồ,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.