CUỘC ĐỜI TRẺ - 99% PHỤ THUỘC VÀO BỐ - Trang 20

nói: “Con hãy nhìn vào túi đựng hai mươi triệu ở trên bàn, nếu sắp tới
con thi hết cấp không đạt kết quả tốt, cha sẽ dùng số tiền này để xin cho
con vào học một trường trung học. Ngược lại, nếu con đạt kết quả tốt, đó
sẽ là tiền thưởng của con, cha sẽ đưa con đi du lịch, trong nước hay nước
ngoài là tùy con chọn lựa”.

Cách dùng vật chất làm mục tiêu phấn đấu khích lệ trẻ, nhằm giúp

trẻ nâng cao thành tích học tập, điều này không còn hiếm gặp trong xã
hội. Mặc dù đây là một cách động viên con cái, nhưng khi vận dụng,
phải đặc biệt chú ý; trẻ dễ hình thành thói quen với kiểu thưởng tiền, coi
tiền là động lực để phấn đấu, nhưng khi trẻ không còn cảm giác phấn
khởi với số tiền thưởng, trẻ sẽ rất dễ đánh mất động lực để cố gắng. Vì
thế, nếu nắm bắt vấn đề không đúng, trẻ sẽ thành người có thói phóng
túng, coi thường tất cả.

Mặc dù đó có thể chỉ là sai lầm vô tình xảy đến trong quá trình giáo

dục tài chính cho trẻ, nhưng không ít gia đình vì thế, mà nảy sinh
những suy nghĩ lo âu, sợ trẻ trở thành người quá ham mê tiền của, thực
dụng; vậy là ra sức căn dặn trẻ phải biết tiết kiệm. Có cha mẹ nỗ lực giúp
trẻ để dành tiền, đến nỗi trẻ không nỡ chi ra một đồng, dần dần biến trẻ
trở thành người quá keo kiệt và chi li trong vấn đề tiền bạc. Tiết kiệm là
tốt, nhưng tiết kiệm sai phương pháp lại biến trẻ thành nô lệ của đồng
tiền, quá bủn xỉn sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho trẻ.

Câu chuyện dân gian “Thà chết còn hơn”.

Xưa có một anh chàng hà tiện, ăn chẳng dám ăn chỉ lo dành dụm

làm giàu. Một hôm, có người bạn rủ anh ta lên huyện chơi. Phân vân
mãi anh mới vào buồng lấy ba quan tiền dắt vào lưng rồi đi. Ra đến
tỉnh thấy cái gì anh cũng muốn mua, khát không dám uống nước vì sợ
mất tiền. Đến chiều về, khi đi qua đò khát quá mới cúi xuống sông
uống nước. Chẳng may lộn cổ xuống sông. Anh bạn trên đò kêu to:

- Ai cứu bạn tôi, xin thưởng năm quan.

Anh ta trôi giữa dòng sông, nghe tiếng, cố ngoi lên nói:

- Năm quan đắt quá.

Anh bạn chữa lại.

- Thì ba quan vậy.

Anh ta cố ngoi cổ lên lần nữa.

- Ba quan vẫn đắt, thà chết còn hơn!

Trong câu chuyện kể trên, ta có thể thấy rõ ví dụ điển hình cho kẻ hà

tiện - “Dù chết cũng phải tiết kiệm”! Nếu con của chúng ta cũng là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.