trong việc chi tiêu. Dù sở thích cá nhân vẫn là tiêu chuẩn chọn lựa quan
trọng, nhưng sản phẩm giống nhau, vẫn có cái đắt cái rẻ, nếu mua được
sản phẩm tương tự mà giá lại rẻ hơn, sẽ thấy vui hơn. Cách làm của
người bố trong ví dụ trên đã giúp trẻ hiểu, thế nào là mua sắm sáng
suốt, thế nào là tiết kiệm chi phí. Như vậy, dù bị chi phối bởi số tiền
nhưng trẻ vẫn biết tiết kiệm, vẫn biết dùng số tiền ít nhất để mua được
sản phẩm cần thiết nhất, hơn nữa, số tiền tiết kiệm được còn có thể mua
thêm thứ khác. Để trẻ hiểu được “chất lượng hơn tiền bạc”.
Ông Thành dẫn con gái năm tuổi cùng đi mua đồ với mình, khi con
gái nhìn thấy món đồ chơi đắt tiền, ông liền cho con biết mình không đủ
tiền, đứa trẻ nói với ông: “Có thể dùng tiền ở cái máy “điện tử“ đằng kia
được mà“.
Sau khi hỏi han, ông Thành mới hiểu “máy điện tử” mà con gái nói
chính là máy rút tiền tự động ATM. Hóa ra cô bé thường xuyên thấy mẹ
dùng thẻ tín dụng, nên cho rằng, nếu hết tiền thì chỉ cần ra đó lấy là
được.
Khi trẻ còn nhỏ tuổi, chúng sẽ không hiểu được tiền bạc
trong gia đình là có hạn, cũng không biết rằng tiền là do cha
mẹ phải vất vả làm việc mới kiếm được. Do đó, các chuyên gia
về tâm lý trẻ em cho rằng, độ tuổi này là thời gian thích hợp
nhất để truyền dạy cho trẻ những khái niệm tiền bạc.
Quá trình mua sắm thực chất là quá trình trao đổi tiền tệ, trong đó
có rất nhiều nội dung mà bạn buộc phải giáo dục cho trẻ. Ở độ tuổi nhi
đồng, trẻ cần biết được cách chi tiêu sáng suốt và biết kìm hãm mong
muốn của bản thân, giúp chúng trở thành người có tính kiên trì, nhẫn
nại và biết sắp xếp kế hoạch. Cách giáo dục như vậy không chỉ có tác
dụng trên phương diện tài chính, mà còn ảnh hưởng tích cực trên nhiều
phương diện khác trong tương lai.
Ví dụ, nhân cơ hội này, ông Thành có thể nói cho con biết nguồn gốc
của tiền, hoặc giải thích cho con ATM là máy rút tiền tự động chứ không
phải là máy in tiền. Nếu trẻ xuất hiện những vấn đề như trên trong quá
trình mua sắm, các ông bố có thể giải thích một cách dễ hiểu nhất cho
trẻ: máy rút tiền ATM cũng giống như con lợn đất ở nhà, trước tiên con
phải bỏ tiền vào, khi nào muốn dùng mới có thể rút ra được. Phải để trẻ
hiểu được, tiền trong gia đình chỉ có ở một mức giới hạn nào đó, nên
không phải muốn cái gì là mua bằng được cái đó. Do vậy, trước khi
dùng tiền để mua sắm, phải xem xét kỹ có đủ tiền để mua thứ đó không,
hay có nhất thiết phải mua không, từ đó dạy trẻ quan niệm tiêu dùng
hợp lý.