CUỘC ĐỜI TRẺ - 99% PHỤ THUỘC VÀO BỐ - Trang 23

trường hợp trẻ tiêu xài hoang phí? Làm thế nào để dạy trẻ biết tiết
kiệm? Đây đều là những vấn đề đòi hỏi các ông bố cần cân nhắc kỹ
lưỡng. Muốn dạy trẻ “biết tiết kiệm, biết chi tiêu”, hãy cùng dẫn trẻ đi
mua sắm với cha mẹ, đây chính là cơ hội tốt nhất để trẻ học hỏi những
điều này.

Trước khi bắt đầu đi mua sắm, có thể cùng thảo luận với trẻ lần này

sẽ mua những gì, dự định tiêu bao nhiêu tiền, sau đó viết tất cả những
thứ cần mua ra một tờ giấy, rồi đưa trẻ cầm tiền và dẫn trẻ đi mua cùng.
Mục đích làm như vậy, chủ yếu là để khống chế những cảm hứng của trẻ
trong lúc mua sắm, chứ không phải thích cái gì thì mua cái đó, chỉ được
mua những thứ đã ghi ra trong giấy.

Trong lúc mua sắm, hãy hướng dẫn trẻ cách xem giá thành sản

phẩm, rồi so sánh với số tiền đang có trong tay, để xem số tiền này có
đủ mua được sản phẩm đó không? Ví dụ như giá của sản phẩm là 20
nghìn đồng, nhưng trong người chỉ có 15 nghìn đồng, như vậy là không
thể mua được.

Khi trẻ cầm tiền đi mua sắm, cha mẹ nhân cơ hội này thảo luận với

trẻ những vấn đề liên quan đến tài chính, chẳng hạn: sao lại có các nhãn
hiệu khác nhau? Sao sản phẩm khác nhau thì giá thành cũng khác
nhau? Liệu chất lượng của sản phẩm này có tương xứng với giá tiền đó
không? Sau khi mua xong các sản phẩm, thử cộng lại toàn bộ giá tiền,
xem có vượt quá số tiền dự tính không? Nếu mua nhiều hơn so với dự
tính, trẻ bắt buộc phải tìm cách giải quyết, chẳng hạn như đổi sang sản
phẩm có giá rẻ hơn, nhất định chỉ được tiêu trong giới hạn đã đưa ra.
Tuy nhiên, quá trình này sẽ nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn, lần đầu thực
hành có thể gặp một chút khó khăn, nhưng nếu kiên trì làm như vậy, sẽ
giúp trẻ hình thành thói quen tốt trong chi tiêu.

Ngoài ra, mỗi lần mua sắm xong, có thể để cho trẻ tự trả

tiền, lấy lại tiền thừa, để trẻ biết sự trao đổi và giá trị của đồng
tiền, hiểu được rằng mua bất cứ thứ gì cũng phải trả tiền.

Người bố nọ là một bác sĩ tâm lý sống ở Hà Nội, anh đã dẫn Vũ - cậu

con trai 6 tuổi của mình đến bốn cửa hàng, chỉ để mua cho ông nội của
Vũ một chiếc đài vừa đẹp, vừa tốt, giá cả lại hợp lý. Anh trao quyền chủ
động mua bán cho con, chỉ đứng bên cạnh giúp đỡ con lúc thích hợp.
Dưới sự giúp đỡ của bố, cùng với việc so sánh giá cả, cuối cùng, Vũ đã
chọn được một chiếc đài ưng ý cho ông nội mình. Còn người bố lấy 100
nghìn tiền chênh lệch giữa giá thấp nhất và giá cao nhất thưởng cho Vũ.

Khi trẻ học được cách tự mua sắm, lựa chọn sản phẩm, biết so sánh

chất lượng, giá thành sản phẩm, thì chứng tỏ trẻ đã trưởng thành hơn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.