gấp đôi, như vậy tôi sẽ có một trăm nghìn dollar, bốn mươi năm sau sẽ
là năm mươi mốt triệu hai trăm nghìn dollar, sáu mươi năm sau sẽ có
hơn một trăm sáu mươi triệu. Nếu mỗi ngày bạn tiết kiệm 1 hay 2
dollar, bạn sẽ có một trăm sáu mươi triệu là như vậy đấy.
Bạn sẽ dạy con mình phải làm thế nào? Nếu một đồng tiền có thể tạo
ra giá trị của một trăm triệu đô, làm được như vậy chắc chắn trẻ sẽ rất
vui vẻ để dành ra 1-2 dollar mỗi ngày. Mặc dù trẻ chưa thể giống
Buffett, là ngay lập tức kiếm được hàng đống tiền bằng việc đầu tư mua
cổ phiếu, nhưng sẽ giúp trẻ hình thành thói quen chi tiêu “tiết kiệm”, và
học được cách làm thế nào để quản lý số tiền có được, điều này mang lại
hiệu quả rất lớn.
John Davison Rockefeller là ông vua dầu mỏ của Mỹ, ông có số tài
sản khổng lồ, nhưng bản thân lại hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc
“tiết kiệm”. Ông từng nói với cấp dưới của mình rằng: “Tiết kiệm tiền
chính là kiếm tiền”. Cũng vì từ đầu đến cuối luôn làm theo nguyên tắc
này mà công ty Mobil của ông mới được lớn mạnh như vậy.
Còn vua thép của nước Mỹ - Andrew Carnegie cũng từng nói rằng:
“Chú ý vào chi phí, sẽ không cần lo lắng về lợi nhuận”. Trong suốt cuộc
đời mình, ông chưa từng phải lo lắng về lợi nhuận, vì điều ông quan tâm
nhất chính là giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất, đồng thời tiết
kiệm những khoản chi không cần thiết dù chỉ là một đồng.
Không chỉ trong công việc mà ngay trong đời sống hàng ngày, nếu
càng muốn có nhiều của cải, thì càng phải tiết kiệm những không cần
thiết, thực hiện được nguyên tắc chi phí thấp nhưng hiệu quả cao sẽ
giúp đạt được điều ấy. Nếu dạy cho trẻ hiểu được điều này, chính là bạn
đang giúp trẻ mở cánh cửa dẫn tới sự giàu sang.
Các sản phẩm trên thị trường càng ngày càng không ngừng biến đổi,
nhằm thu hút sự chú ý của mọi người, trẻ em cũng rất dễ bị mê hoặc và
muốn sở hữu chúng. Tuy nhiên, với những trẻ sống ở các quốc gia “phát
triển”, thì chúng luôn được dạy sự suy xét trước khi mua hàng. Ở Bỉ, trẻ
em khoảng bảy, tám tuổi đã bắt đầu biết làm thế nào để chi tiêu số tiền
tiêu vặt một cách có “tính toán cặn kẽ”. Bọn trẻ ở đây thường được dạy
rằng: “Phải đợi đến khi sản phẩm được giảm giá, thì tiền của chúng ta
mới được đem sử dụng”, và chúng hiểu rằng, cha mẹ tuyệt đối không
bao giờ nhân nhượng hay nuông chiều trong khoản tiền tiêu vặt, nếu
muốn dùng tiền tiêu vặt để thỏa mãn nhu cầu của bản thân, thì phải tiết
kiệm trước đã.
Sự giàu có đều xuất phát từ tiết kiệm. Các ông bố hãy bắt đầu từ ngay
bây giờ, giáo dục trẻ khái niệm tiết kiệm của cải vật chất với từng chi tiết