CUỘC ĐỜI TRẺ - 99% PHỤ THUỘC VÀO BỐ - Trang 34

Tình yêu thương là tài sản quý giá nhất

Nếu bỗng một ngày, bạn bất ngờ có được 16 nghìn bảng Anh, thì bạn

sẽ làm gì?

Năm 2003, Lidiya khi ấy 19 tuổi, là sinh viên trường Đại học Oxford.

Năm đó, cô tham gia chương trình “Ai là triệu phú” của Đài Truyền
hình và đã chiến thắng giải thưởng tiền mặt trị giá 16 nghìn bảng Anh.

Thông thường, khi có số tiền lớn như vậy, mọi người thường tự

thưởng cho chính mình bằng việc: mua sắm tất cả những gì mình mong
muốn, hay đi du lịch đây đó… nhưng Lidiya đã làm một việc khiến tất cả
mọi người kinh ngạc - cô quyết định quyên tặng toàn bộ số tiền thưởng
cho cô nhi viện ở Thái Lan, để giúp đỡ những trẻ em khuyết tật.

Cô giải thích cho việc làm của mình rằng: “Trước đây, tôi đã từng

làm tình nguyện viên ở cô nhi viện, tôi biết những đứa trẻ ở đó cần gì;
hơn nữa, Thái Lan đang rất cần sự quan tâm giúp đỡ của nhân dân toàn
thế giới. Tôi muốn giữ lại 2 nghìn bảng để mua cho mình một chiếc
laptop, nhưng cuối cùng lại quyết định quyên tặng toàn bộ số tiền, vì số
tiền đó là món quà của thượng đế, nên nhiều người cần phải được ban
phúc”. Sau khi biết cô con gái ủng hộ toàn bộ số tiền thưởng, cha của
Lidiya nói : “Tôi rất vui vì con bé đã biết xây dựng cho mình
những quan niệm đúng đắn về tiền bạc, cho đi còn quan trọng
hơn nhiều việc nhận lấy, tình yêu thương quan trọng hơn tiền
bạc”.

Các ông bố hầu như đều có một lo lắng chung, đó là chi phí cho việc

giáo dục trẻ ngày một tăng lên, nên phải bon chen vất vả, để làm sao
kiếm được nhiều tiền cho con cái. Vì thế, những câu nói như: “Con có
biết vì con mà bố phải tốn biết bao nhiêu tiền không?”, hay “Bố lao
động khổ sở kiếm tiền rốt cuộc là vì ai?” hầu như đều trở thành câu cửa
miệng của các ông bố. Nguyên nhân của những câu nói này là bởi họ
mong con mình hiểu được sự vất vả của bố mẹ, để cố gắng trở thành đứa
con ngoan.

Tuy nhiên, trên thực tế, những câu nói tưởng chừng như không có gì

lại rất dễ khiến trẻ hiểu lầm, trẻ sẽ cho rằng tiền là tiêu chuẩn đo lường
mọi thứ. Chúng còn nghĩ, cha mẹ yêu thương mình bao nhiêu, là có thể
đoán được bấy nhiêu số tiền cha mẹ “đầu tư” cho mình. Khi trẻ hình
thành lối suy nghĩ này, có thể chúng sẽ thông cảm với nỗi vất vả của cha
mẹ, thậm chí là biết ơn; nhưng đồng thời, trẻ lại nghĩ rằng cha mẹ chỉ
dùng tiền để đánh đổi tình yêu thương, bù đắp cho lỗi lầm bản thân vì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.