CUỘC ĐỜI TRẺ - 99% PHỤ THUỘC VÀO BỐ - Trang 35

không thể quan tâm đến con cái. Về lâu dài, tiền chỉ trở thành công cụ
sinh sống đối với trẻ, chứ không hề phát hiện ra những tác dụng tiềm ẩn
trong đó. Vì thế, khi trẻ vừa mới tiếp xúc với tiền bạc, hãy bồi
dưỡng tình yêu thương cho trẻ, giảng cho trẻ hiểu tình yêu
còn quan trọng hơn nhiều so với mọi thứ của cải vật chất. Đó
là nội dung quan trọng của việc giáo dục tài chính.

Trong một buổi học trên lớp, cậu bé Ryan, 6 tuổi, người Canada

được nghe thầy giáo giảng về cuộc sống khó khăn của người châu Phi;
các bạn nhỏ ở đây không có đồ chơi, không đủ thuốc men, đồ ăn, tiền
học phí, nhiều người còn không được dùng nước sạch…

Thầy giáo nói: “Mỗi một đồng của chúng ta đều có thể giúp được họ,

ví dụ như 1 đồng có thể mua được một chiếc bút chì, 60 đồng có thể trả
đủ tiền thuốc cho một đứa trẻ trong hai tháng, hay bảy mươi dollar
Canada có thể giúp họ đào một cái giếng…”

Những lời của thầy giáo khiến Ryan vô cùng kinh ngạc, cậu bé muốn

giúp các bạn nhỏ Châu Phi đào một cái giếng, vậy là Ryan đã hạ quyết
tâm, chăm chỉ làm việc nhà, phụ giúp hàng xóm để có thể kiếm đủ bảy
mươi dollar Canada.

Tuy nhiên, bảy mươi dollar Canada này chỉ mua được một chiếc máy

bơm, còn muốn đào giếng phải cần khoảng hai nghìn dollar Canada. Dù
vậy, Ryan vẫn không từ bỏ, cậu bé tiếp tục cố gắng. Hơn một năm sau,
cùng với sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè, cậu đã có đủ số tiền, đóng
góp vào việc đào một chiếc giếng cho trường tiểu học Anglo ở Uganda.

Tình yêu thương chính là thứ tài sản lớn của trẻ. Các chuyên gia

nghiên cứu tâm lý trẻ đã tiến hành một cuộc điều tra và thấy rằng: “bản
tính lương thiện và sự cảm thông chia sẻ của trẻ vốn là thiên bẩm,
nhưng trong suốt quá trình trưởng thành, nếu trẻ không nhận được sự
giáo dục đúng đắn, thì những bản tính đó sẽ dần dần biến mất”. Vì thế,
các ông bố khi giáo dục tài chính cho trẻ, phải chú ý dạy trẻ
cách làm thế nào để giúp đỡ người khác, hãy dạy trẻ trở
thành người có tấm lòng biết yêu thương.

Trong cuộc sống thường nhật, chúng ta có thể thấy một số người,

càng giàu càng t

ỏ ra keo kiệt; họ saün sàng bỏ ra hàng trăm triệu đồng

để mua về những mặt hàng xa xỉ, nhưng nhất quyết không chi một
đồng làm từ thiện. Cũng có những người dù hoàn cảnh khó khăn,
nhưng vẫn cố gắng chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn
hơn mình. Có những người từ nghèo đói đi lên giàu sang, từ “kẻ nhận
giúp đỡ” trở thành “người đi giúp đỡ”, nhưng do quen sống trong
niềm vui mà của cải đem lại, nên cũng “quên mất” những người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.