CUỘC ĐỜI TRẺ - 99% PHỤ THUỘC VÀO BỐ - Trang 50

nhưng xem kỹ lại một chút, còn phát hiện thấy trên đó ghi là: “Kew
Schan Halle: 8 tuổi, nhưng rất chăm chỉ, giá chỉ 5 dollar cho 1 chiếc tủ
lạnh”, ngoài ra, còn có địa chỉ nhà và số điện thoại. Sau khi hỏi con gái,
người cha mới rõ, Kew là cậu bạn cùng học trên lớp; hồi đầu Kew
thường giúp cha mẹ lau chùi tủ lạnh, làm xong sẽ được 5 dollar; dần
dần, cậu bé sang lau giúp cả những nhà hàng xóm, kiếm được không ít
tiền, sau đó cậu bé in danh thiếp, bắt đầu mở rộng công việc làm ăn cá
nhân. Một cậu bạn khác ở trên lớp tên là Richard cũng muốn làm, thế là
hai cậu bé liền hợp tác.

Kew vốn học violon cello từ nhỏ, khi Kew và Richard đi làm, thì

Richard sẽ chịu trách nhiệm lau chùi tủ lạnh, Kew sẽ kéo đàn cho chủ
nhà nghe, rồi thu phí gấp đôi, vậy là cứ một cái tủ lạnh họ được 10
dollar. Không dừng ở đó, Kew còn tổ chức các buổi hòa tấu tại nhà, một
vé bán 5 dollar, không ít hàng xóm kéo đến nghe nhạc; số tiền kiếm
được từ buổi biểu diễn, một nửa trả cho cha mẹ coi như là phí thuê địa
điểm.

Các bậc phụ huynh ở Mỹ thường khuyến khích con cái đi làm thêm

kiếm tiền tiêu vặt. Do vậy, mà bọn trẻ từ khi còn rất nhỏ đã bắt đầu biết
đến tác động của nền kinh tế thị trường, biết được bỏ sức lao động phải
được trả công xứng đáng, đây gần như là “quy tắc vàng” ở Mỹ. Khi trẻ
bước sang tuổi trưởng thành, theo quy định của pháp luật (ở Mỹ là 13
tuổi), cha mẹ sẽ giúp trẻ tìm kiếm công việc làm thêm, ví dụ như: làm
phục vụ nhà hàng, nhân viên thu ngân trong siêu thị, trông trẻ… Có số
liệu thống kê cho thấy, người làm thêm càng sớm, thu nhập
bình quân sau này càng cao; vì thế, đi làm thêm sớm, chứng
tỏ rằng “sự nghiệp” của bản thân bắt đầu sớm, cũng được coi
là “người có tiếng nói trước” trong cuộc cạnh tranh.
Hầu hết
khoản tiền tiêu vặt của trẻ em ở Mỹ, đều là tiền thù lao do các em bỏ sức
lao động ra.

Anh, việc học sinh trung học đi làm thêm là việc rất dễ

gặp, hơn nữa, các em còn nhận được sự giúp đỡ của gia đình.
Một người dân bản xứ nói: “Bọn trẻ ra ngoài làm thêm, cha
mẹ chúng sẽ không phản đối, mà còn khuyến khích. Như vậy,
không chỉ hạn chế việc chi tiêu phung phí, mà quan trọng hơn
là có thể bồi dưỡng cho trẻ có ý thức tự lập ngay từ nhỏ, để trẻ
hiểu rằng, tiền phải dùng sức lao động để đánh đổi”.

Nếu nói về thu nhập, bình quân các gia đình ở Anh cao hơn chúng ta

gấp mấy chục lần, nhưng mỗi năm, ở Anh lại có hơn 500 nghìn trẻ đi
rao báo để kiếm tiền, trong đó có cả những đứa trẻ nhà giàu. Làm công
việc như vậy, không chỉ giúp trẻ ý thức được giá trị của những đồng tiền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.