CUỘC ĐỜI TRẺ - 99% PHỤ THUỘC VÀO BỐ - Trang 51

kiếm bằng chính sức lao động, mà còn bồi đắp tinh thần chịu đựng khó
khăn. Vào những ngày mùa đông giá lạnh, khi con của chúng ta còn
nằm trong chiếc chăn bông ấm áp, thì những đứa trẻ ở Anh đã dậy từ rất
sớm đến từng nhà để rao báo. Với những người làm cha làm mẹ, việc
nàyï là không thể chấp nhận, thậm chí còn gọi là “tàn nhẫn”, nhưng
chính sự “tàn nhẫn” đó đã xây dựng nên tính cách mạnh mẽ
đặc trưng của những đứa trẻ ở Anh, đồng thời giúp trẻ học
cách kiếm tiền từ việc bỏ sức lao động của bản thân.

Anh Dũng là tổng giám đốc một công ty tư nhân, công việc hàng

ngày của anh rất bận rộn, không có thời gian ở nhà cùng con cái, anh
chỉ biết dùng tiền để bù đắp tình yêu dành cho con. Mỗi tháng, anh đều
cho cậu con trai một khoản tiền tiêu vặt khá lớn, để cậu bé tự ý chi tiêu.

Một tháng nọ, cậu con trai 15 tuổi của anh chỉ trong vài ngày đã tiêu

hết gần 10 triệu đồng, điều này làm anh vô cùng kinh ngạc, anh không
thể ngờ thằng bé còn nhỏ tuổi mà tiêu quá nhiều tiền đến thế. Khi hỏi
chuyện anh mới biết, cậu bé thường bỏ tiền mời bạn bè đến những nhà
hàng cao cấp ăn uống vui chơi. Anh hỏi con trai: “Con có biết số tiền đó
bố lấy từ đâu không?”

Cậu bé trả lời: “Tất nhiên là biết chứ ạ! Không phải mỗi lần bố đi ăn

với người khác, là bố kiếm được mấy chục nghìn dollar đó sao, dễ dàng
như thế mà”.

Câu nói của cậu bé khiến anh Dũng suy nghĩ rất lâu, anh bắt đầu ý

thức được, nếu mình tiếp tục làm như vậy, rất có thể mình sẽ hủy hoại cả
cuộc đời thằng bé. Anh quyết định không cho con trai tiền tiêu vặt, để
cậu bé tự đi làm thêm kiếm tiền vào cuối tuần. Kết quả trong hai tháng
ngắn ngủi, cậu con trai vốn tiêu tiền như nước trước đây, đã trở thành
một người “chi tiêu dè dặt”.

Cùng với việc nâng cao chất lượng cuộc sống, thì rất nhiều

cha mẹ đều thoải mái với con trong chuyện tiền nong, điều
này rất dễ gây ra cho trẻ ảo tưởng: tiền đến một cách rất dễ
dàng.
Bố mẹ phải vất vả lăn lộn để kiếm từng đồng, thì đối với bọn trẻ,
chúng lại nghĩ điều này thật đơn giản. Cũng chính vì suy nghĩ đó, nên
lúc chi tiêu, trẻ không hề suy nghĩ, xem xét; lâu dần hình thành thói
quen tiêu xài hoang phí, không biết điều tiết, theo đuổi mù quáng
những ham muốn cá nhân, tất cả những điều này đều gây tổn hại tới sự
phát triển của trẻ sau này.

Hãy để trẻ bước ra khỏi nhà và đi làm thêm, giúp trẻ chủ động tham

gia vào những công việc thực tế, như vậy mới học được nhiều kinh
nghiệm, học được nhiều thứ vốn không có trong sách vở nhà trường.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.