này. Thực chất, sau khi trẻ trưởng thành đến một độ tuổi nào
đó, cha mẹ ngoài việc chu cấp một khoản tiền tiêu vặt cho trẻ
tùy ý sử dụng, còn cần phải chú ý dạy trẻ học cách tiết kiệm.
Khi trẻ gom nhặt từng đồng lại, chúng sẽ cảm nhận được tiền
không phải là thứ dễ có được, cùng lúc ấy giải thích cho trẻ
hiểu được sự vất vả của cha mẹ khi phải kiếm tiền, sẽ làm trẻ
nhận thức được việc tiết kiệm là cần thiết.
Năm 1965, sau khi tốt nghiệp khoa Kinh tế đại học Waseda, Fujita -
người sáng lập ra Hamburger Mc Donald Nhật Bản, đồng thời cũng là
nhà kinh tế học bắt đầu làm thêm tại công ty điện khí. Mấy năm sau,
ông quyết định tạo dựng sự nghiệp riêng cho mình, đó là kinh doanh
Mc Donald. Nhưng so với số tiền vốn lên đến 750 nghìn dollar, thì số
tiền 50 nghìn dollar do Fujita tích góp được không là gì, huống hồ khi
ấ
y ông chỉ là một lao động phổ thông bình thường.
Để tích góp đủ vốn, mỗi tháng Fujita trích ra một phần ba số tiền
lương để dành dụm. Trong quá trình để dành, có vô số lần phải đối mặt
với vấn đề khẩn cấp cần dùng đến tiền, ông vẫn cố gắng chịu đựng, quyết
không đụng đến số tiền tiết kiệm đó. Có những khi phải chi tiêu ngoài ý
muốn, ông vẫn cố gắng tích góp. Ôâng cũng phải hỏi vay thêm tiền bạn
bè để làm được mong muốn của mình. Động lực khiến Fujita thực hiện
được việc này, là do ngày đầu khi bước chân ra khỏi trường đại học, ông
đã hạ quyết tâm trong 10 năm phải kiếm đủ 100 nghìn dollar, sau đó
dùng số tiền này để gây dựng sự nghiệp. Fujita thành khẩn bày tỏ mong
muốn lập nghiệp của mình với tổng giám đốc ngân hàng, ông trình bày
tỉ mỉ kế hoạch làm việc của mình và nhận được sự cảm thông, đồng ý
đầu tư vô điều kiện của ngài tổng giám đốc.
Về lý do ủng hộ Fujita, ngài tổng giám đốc nói rằng: “Năm nay tôi đã
58 tuổi, nếu nói về tuổi thì tôi gấp đôi anh; nói về thu nhập, mỗi tháng
tôi kiếm gấp anh 30 lần. Nhưng đến tận ngày hôm nay, thì số tiền mà
tôi tích góp được chẳng nhiều hơn anh là mấy. Chỉ riêng điểm này thôi,
tôi đã không bằng anh. Tôi cho một người chăm chỉ như anh mượn tiền,
thấy rất yên tâm, đồng thời, tôi cũng dám đảm bảo rằng, anh sẽ tạo ra
kỳ tích. Làm tốt vào nhé, anh bạn trẻ!”
Sự hăng say tích góp của trẻ, đa phần đều do cách nhìn nhận của trẻ
đối với giá trị đồng tiền, và sự nhận thức về số tiền có được. Nếu trẻ
dùng số tiền tích góp để mua những gì mình thích, thì việc tiết kiệm sẽ
càng trở nên có ý nghĩa. Ngược lại, nếu tiền tự nhiên mà đến dễ dàng,
niềm hứng thú tiết kiệm sẽ không cao, trong lúc chi tiêu sẽ không cần
suy tính kỹ lưỡng, không cân nhắc tính toán.
Do đó, cho trẻ tiền tiêu vặt cần hợp lí , quan trọng hơn là để