hướng dẫn trẻ ghi những mục tiêu dự định với số tiền đó để dễ kiểm soát
mục đích và ham muốn.
Mỗi một đồng trẻ tiêu, cũng phải ghi lại đầy đủ cả thời gian và mục
đích trong mục “khoản chi”. Sau này khi tổng kết, hãy giúp trẻ phân
tích tài chính.
Sau khi giúp trẻ làm cuốn sổ theo dõi chi tiêu, cần phải chỉ rõ ngày
tổng kết định kỳ, thông thường lấy ngày cuối tháng làm chuẩn. Đến lúc
tổng kết lại, các ông bố nên cùng trẻ thảo luận, đánh giá tình hình chi
tiêu trong tháng, duy trì định mức hoặc tìm biện pháp khắc phục…
Thông qua việc theo dõi chi tiêu, có thể giúp trẻ biết rõ tiền
của mình tiêu vào mục đích gì, hết bao nhiêu, đâu là khoản
chi không cần thiết… Sau khi hiểu được điều này, mới có thể
lập ra mục tiêu, quyết định chính sách tài chính; cuối cùng là
yêu cầu trẻ chấp hành chính sách một cách nghiêm chỉnh, có
như vậy mới đạt được mục đích cuối cùng trong việc quản lý
tài chính.
Tất nhiên, trẻ vừa mới làm quen với việc theo dõi chi tiêu sẽ gặp một
số khó khăn, nhưng điều quan trọng là trẻ phải kiên nhẫn duy trì. Chỉ
cần các ông bố hướng dẫn trẻ làm tốt những bước đầu tiên, việc tiết
kiệm tiền sau này sẽ không còn là một việc khó.
* Theo dõi chi tiêu là bước đầu trong việc quản lý tài chính.
* Theo dõi chi tiêu có thể giúp tránh tiêu tiền lung tung.
* Mỗi một khoản thu chi đều phải ghi chép lại cẩn thận.
* Định kỳ tổng kết và phân tích tình hình mới có thể phát huy tác dụng của
việc theo dõi chi tiêu.