cũng bị vượt quá chỉ tiêu, đối với những người bình thường, khoản tiền
tiêu vặt của con cái không phải là một chuyện nhỏ.
Sau một lần thương lượng, chị Hà và con cùng đạt đến thỏa thuận:
tiền tiêu vặt mỗi tháng sẽ không thay đổi, nếu con mua đồ ăn vặt hay
sách vở học tập còn thừa, có thể gom lại để dành sau này mua những
thứ mình muốn. Nhưng mỗi lần mua cần ghi rõ lại từng mục thật chi
tiết. Cậu bé bỗng cảm thấy như mình được tự quyết định khoản tiền tiêu
vặt, nên rất hào hứng nói: “Bố mẹ thật tuyệt!”.
Nhưng chẳng bao lâu, chỉ hai tuần sau, cậu bé lại tỏ ra rầu rĩ. Chị Hà
hỏi: “Có chuyện gì thế, con trai?”.
“Mẹ ơi, con hết tiền rồi!”, cậu bé ngậm ngùi nói.
“Nhiều tiền như vậy mà đã hết rồi sao?” Chị Hà cố tỏ vẻ kinh ngạc.
“Đưa cho mẹ xem quyển sổ chi tiêu của con”, cậu bé chạy đi lấy sổ rồi
đưa cho chị Hà, đầu cúi gằm xuống.
Sau khi xem tỉ mỉ từng trang viết trong cuốn sổ, chị Hà nói: “Con
trai của mẹ biết tiêu tiền rồi đấy, viết sổ rất rõ ràng!”. Mặt cậu bé đỏ
bừng xấu hổ, nói lí nhí: “Nhưng, con chỉ toàn mua đồ chơi và ăn vặt. Mẹ
ơ
i, con xin lỗi!”
Do có sự thỏa thuận từ trước, cậu bé đã xin lỗi mẹ. Nhưng để biểu
dương việc ghi chép cẩn thận của con trai, chị Hà vẫn phá lệ cho cậu bé
tiền mua đồ dùng học tập, chị cũng nói: ”sẽ không có lần thứ hai như
vậy đâu đấy”, cậu bé tươi cười cảm ơn mẹ. Tháng sau, cậu bé chủ động
đưa cho chị Hà xem quyển sổ, nói vẻ tự hào: “Mẹ hãy kiểm tra đi”. Chị
Hà thấy rằng, các mục ghi trong sổ đều rất rõ ràng, hơn nữa ngoài việc
chi tiêu mua sách vở, bút, thước thì không thấy nhiều các khoản chi linh
tinh, nên đến cuối tuần đã để dành ra được một chút tiền.
Trong quá trình giáo dục tài chính, rất nhiều cha mẹ luôn
yêu cầu con cái phải tiết kiệm, thực chất, phương thức giáo
dục này đã trở nên lạc hậu. Khoản tiền tiêu vặt của trẻ càng
ngày càng tăng, nên việc chi tiêu phung phí càng trở nên phổ
biến. Thay bằng việc cắt giảm tiền chu cấp để khống chế việc
chi tiêu của trẻ, thì cha mẹ hãy dạy trẻ học cách tiêu tiền bằng
phương pháp ghi chép lại thật rõ ràng.
Hãy chuẩn bị cho trẻ một cuốn sổ, ghi chép lại việc chi tiêu hàng
ngày, đây không phải là cách quản lý đơn thuần, mà là một công cụ để
giáo dục tài chính, hãy để trẻ học nó trong quá trình tiếp xúc với tiền,
làm thế nào để trẻ tự mình giám sát một cách hợp lý. Hướng dẫn trẻ
cách ghi chép tỉ mỉ, rõ ràng từng danh mục, đến cuối đợt tổng kết lại