CUỘC ĐỜI TRẺ - 99% PHỤ THUỘC VÀO BỐ - Trang 72

của trò chơi đã khiến quốc vương vô cùng sợ hãi và lo lắng.

Tích lũy của cải mang lại thành quả tốt đẹp. Giống như câu

chuyện về ngài quốc vương kia, mới đầu ông chỉ cho rằng đó là một hạt
gạo nhỏ bé, nhưng khi tích góp lại, thì thật không ngờ nó khiến ông mất
toàn bộ số thóc gạo của đất nước. Trong cuộc sống cũng như vậy, rất
nhiều người biết câu “tích tiểu thành đại”, nhưng thực sự để làm được
điều đó, lại là chuyện không hề nhỏ.

“Thói quen” có một ma lực rất lớn. Hành động đơn giản làm đi làm

lại, câu nói đơn giản nói đi nói lại, tất cả đều trở thành “thói quen”.
Trong quá trình giáo dục tài chính cho trẻ, nếu muốn nâng cao khả
năng tài chính, có cuộc sống sung túc, giúp trẻ thực hiện sự tự chủ trong
quản lý tài chính, thì điều quan trọng nhất chính là bồi dưỡng cho trẻ
thói quen ”tiết kiệm”. Tận dụng thời gian dài tích lũy tiền mặt, như vậy
mới có thể tạo ra nhiều của cải cho trẻ sau này.

Năm mới qua đi, hai vợ chồng anh Dương cảm thấy vô cùng đau đầu

với tiền mừng tuổi của con. Nguyên nhân là dịp Tết vừa rồi, cậu con trai
đang học tiểu học vừa bước sang tuổi thứ 8, mỗi lần đến nhà ai chúc tết
lại được mừng lì xì, trong đó ông bà nội ngoại mừng cho cậu bé nhiều
nhất, các cô chú họ hàng mừng cũng không kém, lại thêm khoản mừng
từ bạn bè đồng nghiệp của bố mẹ, tổng cộng phải 5 triệu đồng.

Thấy số tiền mừng tuổi của con nhiều như vậy, vợ chồng anh Dương

không biết phải làm sao, nếu đưa con giữ thì sợ cậu bé tiêu lung tung,
nếu thay con quản lý thì lại không biết nói thế nào.

Thực ra, có không ít phụ huynh gặp trường hợp giống như anh

Dương, làm cách nào để giúp con quản lý số tiền đó, đã trở thành vấn đề
khó khăn của các ông bố bà mẹ.

Khả năng quản lý tài chính của trẻ còn kém, chưa thể tự kiểm soát,

nếu đưa toàn bộ số tiền cho trẻ tự ý chi tiêu, sẽ không chỉ đem lại những

nh hưởng không tốt, mà còn giúp trẻ hình thành thói quen xấu. Nếu để

bố mẹ “sung công quỹ” số tiền của trẻ, sẽ khiến trẻ mất lòng tin vào
người lớn, thậm chí còn làm mất cơ hội để bồi dưỡng tính tự lập về tài
chính cho chúng. Vì vậy, hãy giúp trẻ lập ra kế hoạch tiết kiệm,
đây chính là cơ hội tốt nhất để các ông bố dạy trẻ cách đầu tư
tài chính bằng chính số tiền của trẻ.

Phải giúp trẻ xác định kế hoạch tích lũy tài sản, việc đầu

tiên cần làm là tìm cho trẻ nguồn tiết kiệm; ngoài ra, tiết
kiệm phải là một hoạt động theo định kỳ, như vậy mới có lợi
cho việc hình thành thói quen tiết kiệm.
Đối với trẻ, nguồn thu
nhập chính hầu như là tiền tiêu vặt, tiếp theo mới là “tiền công” làm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.