CUỘC ĐỜI TRẺ - 99% PHỤ THUỘC VÀO BỐ - Trang 74

Trong quá trình giúp trẻ xác lập kế hoạch tiết kiệm, vai trò

của cha mẹ cũng rất quan trọng. Nếu hướng dẫn trẻ một cách
đúng đắn, việc tiết kiệm của trẻ càng trở nên tích cực và lâu
dài.

Đương nhiên, kế hoạch tiết kiệm dành cho những mục tiêu khác

nhau cũng cần được xem xét. Khi căn cứ vào mục tiêu để đưa ra kế
hoạch tiết kiệm, hãy để trẻ tự mình lập kế hoạch. Tốt nhất là cha mẹ nên
đứng bên cạnh quan sát, giao quyền xác định kế hoạch cho trẻ, chỉ khi
nào xảy ra sự không hợp lý, cha mẹ mới can dự vào. Nếu không rất dễ
tạo cho trẻ kiểu tâm lý ỉ lại vào cha mẹ.

Sau khi hoạch định xong, các ông bố phải tìm cách để

giám sát tình hình của con, tiến hành kiểm tra định kỳ, rồi
căn cứ vào tình hình thực tế mà đưa ra ý kiến.
Khi theo dõi quá
trình thực hiện kế hoạch của trẻ, cha mẹ cần có một số biện pháp nhất
định, nhưng tuyệt đối không được gây áp lực cho chúng.

Còn một điều quan trọng nữa, là tất cả các phương án tiết kiệm nên

để trẻ thực hành, chứ không ép buộc trẻ cho hết tiền vào hộp tiết kiệm
hay gửi vào ngân hàng. Vì như vậy, trẻ không có cơ hội để trải nghiệm
và tích lũy kinh nghiệm, mà còn có cảm giác “tiền bị cắt xén”, làm giảm
tính tích cực của việc tích góp tài chính.

Tài sản trong đời người đều do tích lũy và tiết kiệm mới có được.

Bằng cách vạch ra những kế hoạch tiết kiệm, để trẻ biết quý trọng từng
đồng tiền, từ đó bồi dưỡng nên những quan niệm tài chính đúng đắn
trong trẻ.

* Kế hoạch tiết kiệm giúp nâng cao khả năng tự điều chỉnh tài chính.
* Kế hoạch tiết kiệm cần có nguồn đầu tư ổn định.
* Sử dụng các công cụ giúp ích cho việc tiết kiệm.
* Trao cho trẻ quyền thực hiện kế hoạch.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.