CUỘC ĐỜI TRẺ - 99% PHỤ THUỘC VÀO BỐ - Trang 98

cùng quan trọng, đó là việc bắt buộc phải làm của các ông bố.

Anh, việc mở tài khoản tiết kiệm cho con rất thịnh hành. Một phần

ba số trẻ em ở Anh đều gửi tiền tiêu vặt của mình vào tài khoản cá nhân.
Trẻ từ 5 đến 7 tuổi học cách làm thế nào để có tiền và công dụng của
đồng tiền. Trẻ từ 7 đến 11 tuổi được giáo dục cách tự quản lý tiền của
mình. Trẻ từ 11 đến 14 tuổi đã học được chi tiêu và tiết kiệm chịu ảnh
hưởng từ những nhân tố nào. Trẻ từ 14 đến 16 tuổi được dạy cách tính
toán để tiết kiệm, thậm chí còn được học cách sử dụng một loại tiền tệ.

Mỹ cũng vậy, trẻ em biết độc lập tài chính từ rất sớm. Các em từ 13

tuổi đã bắt đầu đi làm thêm để kiếm tiền, mỗi năm có khoảng 30 triệu
dollar tiền thu nhập từ các công việc làm thêm của trẻ. Chúng thường
mang những đồ dùng không sử dụng nữa trong gia đình đem ra bán
đấu giá hoặc rao bán trên mạng, hơn nữa còn học cách đầu tư cổ phiếu
hoặc trái phiếu.

Người Do Thái được tôn là những người giỏi nhất trên thế giới về biết

cách làm ăn, biết cách giáo dục tài chính cho trẻ. Ở những độ tuổi khác
nhau, trẻ được giáo dục các chương trình khác nhau, người Do Thái ở
khu vực Bắc Mỹ còn dùng cổ phiếu làm quà tặng cho trẻ ngay khi trẻ
mới tròn 1 tuần tuổi.

Phụ huynh ở Nhật Bản thường dạy con mình phải biết tiết kiệm tiền

tiêu vặt và tiền mừng tuổi, không tùy tiện cho người khác vay mượn.
Ngoài ra, cha mẹ luôn khuyến khích trẻ sống tự lập, chủ trương để trẻ tự
quản lý số tiền tiêu vặt của mình. Đa số trẻ em ở Nhật đều đi làm thêm
kiếm tiền mỗi khi không phải đi học.

Người Do Thái có câu ngạn ngữ: “Tài sản có thể trở về số 0, còn kiến

thức phải ngày càng mở rộng”. Dù cha mẹ có để lại cho con cái bao
nhiêu tài sản, nhưng nếu không dạy cho trẻ những kỹ năng về tài chính,
thì tài sản có nhiều đến đâu cũng có thể tan thành mây khói, còn những
kiến thức tài chính truyền dạy cho con thì không ai có thể lấy đi được.

Đầu thế kỷ 20, người giàu nhất thế giới khi đó – Rockefeller, bắt đầu

giáo dục tài chính cho các con của ông, trong 5 bước cơ bản thì 3 bước
định kỳ: phát tiền tiêu vặt, thống kê theo dõi chi tiêu và lập mục tiêu tài
chính là quan trọng nhất. Do đó, khi bồi dưỡng “kỹ năng tài chính” cho
trẻ, các ông bố có thể tham khảo theo phương pháp dưới đây:

1. Định kỳ phát tiền tiêu vặt: lúc mới bắt đầu có thể 1 tuần phát 1

lần. Đợi đến khi trẻ quen với việc này, sẽ kéo dài thời gian mỗi tháng
phát 1 lần.

2. Bồi dưỡng quan niệm tiết kiệm: của cải do tích lũy mà có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.