được, tiết kiệm là cơ sở tài chính. Các ông bố hãy bắt đầu bằng cách mua
hộp tiết kiệm, động viên trẻ bỏ tiền vào đó để dành dụm.
3. Mở tài khoản ngân hàng: Hãy dẫn trẻ đến ngân hàng và lập
tài khoản cá nhân để tăng lãi suất, khuyến khích trẻ học cách tiết kiệm.
4. Bồi dưỡng thói quen ghi chép theo dõi chi tiêu: Khi trẻ có
được một số tiền nhất định, dần dần dạy trẻ thói quen ghi chép lại chi
tiêu. Việc làm này không những giúp trẻ hạn chế chi tiêu hoang phí, mà
còn giúp cha mẹ qua đó nắm bắt được tình hình của con cái, nếu có vấn
đề gì sai sót, có thể điều chỉnh kịp thời.
5. Xác lập mục tiêu tài chính: Xác lập cho trẻ có những mục tiêu
tài chính, để trẻ phấn đấu, qua đó, giúp trẻ biết chi tiêu một cách khoa
học, điều này khiến trẻ vừa học cách tiết kiệm, vừa giúp “tiền đẻ ra tiền”.
Bob là kỹ sư làm việc tại công ty Boeing. Từ năm 26 tuổi, anh đã bắt
đầu trích 20% tiền lương mỗi tháng đầu tư vào các quỹ tương hỗ. Mặc
dù, rủi ro trong hình thức đầu tư này khá cao, nhưng lãi suất của nó lại
rất hấp dẫn; từ năm 1934 đến nay, trung bình lãi suất hàng năm là 13%.
Đến năm 35 tuổi, Bob hùn vốn cùng người khác, hợp tác mở một cửa
hàng liên doanh, doanh thu cũng rất khả quan. Đến năm 40 tuổi, Bob
muốn tính đến chuyện khác, nên rút toàn bộ số tiền ở quỹ tương hỗ, đầu
tư vào Quỹ chỉ số vốn cổ phần theo hình thức không quản lý, lợi nhuận
mỗi năm khoảng 10%. Bob lại dành 10% số tiền kiếm được gửi vào tài
khoản tiết kiệm, vì lãi suất định kỳ của các ngân hàng ở Mỹ chỉ từ 3 đến
6%, thấp hơn so với các loại hình đầu tư khác.
Hiện tại, Bob bắt đầu dành dụm 20% số tiền thu nhập, cộng với số
tiền đầu tư trên, cũng được một khoản kha khá để chuẩn bị cho cuộc
sống về hưu sau này. Người giàu cũng cần tài chính, người nghèo càng
cần tài chính hơn. Cho nên, mỗi cá nhân cần phải bồi dưỡng được thói
quen tài chính, làm tốt các kế hoạch tài chính, tiêu một đồng cần phải
chặt chẽ, tỉ mỉ, và phát huy được tác dụng tối đa của nó. Sự tích góp của
ngày hôm nay chính là nguồn vốn tạo dựng tương lai sau này, vì thế,
nhất định phải “làm tốt” vấn đề tài chính của hiện tại.
Trong mục tiêu giáo dục con cái của các ông bố, “kỹ năng tài chính”
không đơn giản là khả năng kiếm tiền, mà còn là cách nhìn nhận đúng
đắn về tiền bạc.
Hiện nay, “kẻ ăn bám” đã trở thành vấn đề phổ biến của xã
hội. Ngày càng có nhiều thanh niên, dù tuổi đã ngoài 30
nhưng vẫn chưa độc lập về tài chính, sống dựa dẫm vào bố mẹ.
Người Trung Quốc có câu: “Đời cha vất vả, đời con hưởng thụ,