CUỘC ĐỜI VÀ ĐẠO NGHIỆP HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA - Trang 145

137

Du Hóa & Ở Chùa: Chương 4!

Ông ấy đáp: “Còn chứ! Sau khi Thầy đi, tôi tiếp tục ngồi kiết
già, chân từ từ bớt sưng và cũng hết đau luôn. Hiện tôi có ngồi
bao lâu đi nữa đầu gối cũng không đau, không sưng.” Tôi nói:
“Vậy thì tốt quá rồi!” Kế đó tôi dạy ông ta phương pháp ngồi
thiền. Ông ta rất đỗi vui mừng. Về sau, ông ta ở nhà mỗi ngày
đều ngồi thiền tu hành.

Tu được 5 năm, ông ta biết trước được ngày giờ mình lâm

chung, nên bảo với người nhà rằng: “Còn 3 tháng nữa, ngày
tháng giờ đó, tôi muốn đi, hiện tôi chỉ còn một điều duy nhất
không xả được là không được gặp Sư Phụ, nếu tôi gặp được
Sư Phụ thì tôi vui mừng nhất, nhưng bây giờ tôi không biết Sư
Phụ đang ở đâu? Tất cả các việc khác tôi đều buông xả hết cả
rồi, chỉ có một việc này là tôi chưa mãn nguyện mà thôi!” Đến
ngày giờ đó, ông tự ngồi kiết già vãng sanh, mà cũng không có
bịnh đau gì. Tối hôm đó, ở trong thôn có rất nhiều người nằm
mơ thấy có hai vị Đồng Tử mặc áo xanh, tiếp dẫn ông vãng
sanh Tây phương. Đây là chuyện mà sau này vợ ông ta kể lại
cho tôi nghe.

Tuy ông là một ngoại đạo, nhưng biết tìm cầu chánh pháp.

Ông đã không sợ khổ, cũng chẳng sợ đau, thà chết cũng phải tu
hành, phải luyện ngồi kiết già cho bằng được. Kết quả là ông
đã được thành công. Nếu như lúc chân ông bị sưng, ông không
luyện tập nữa, thì tin rằng ông sẽ không có thành tựu này. Cho
nên chúng ta tu đạo phải nhẫn sự đau khổ, mới luôn được sự
khoái lạc vô cùng. Nếu các vị không nhẫn sự đau khổ tạm thời,
các vị sẽ không được sự an vui vĩnh cửu. Quan Trung Hỉ là tấm
gương cho chúng ta noi theo. Nếu chúng ta chân chánh muốn
được định, được trí huệ, thì nhất định phải hy sinh cái đau đớn
nhất thời, có vậy mới được thành tựu và khoái lạc vĩnh viễn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.