CUỘC ĐỜI VÀ ĐẠO NGHIỆP HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA - Trang 294

Cuộc Đời Hòa Thượng Tuyên Hóa

286

Khi lễ lạy, tôi phải đến Tổ Đường và từ chánh điện đến Tổ
Đường phải đi lên núi. Chỗ đó có nhiều bậc thang, từ bên đây
lên núi mất 5 phút rồi từ bên đó xuống núi cũng mất 5 phút.
Mỗi ngày tôi đều làm vậy để làm gì? Lễ ba lạy. Tại sao phải
lạy Tổ? Để tỏ lòng hiếu thuận Tây Thiên Đông Độ Lịch Đại Tổ
Sư. Nếu muốn xuất gia thọ giới, chúng ta nhất định phải cung
kính các Tổ Sư thời quá khứ. Cho nên trong thời gian thọ giới,
mỗi ngày chúng ta cần phải lễ Tổ. Vị sư Dẫn Lễ nói: Bài ban!
(Xếp hàng!) Đứng đối diện! Hướng trước xếp hàng! - Đảnh lễ
tam bái!” đều theo cách thức như vậy.

Ở Trung Quốc người xuất gia đứng đối diện với nhau, còn ở

Mỹ chúng ta đều đứng hướng về Phật khi tụng công phu khuya
và chiều, chớ không đứng đối diện nhau. Cho nên chúng ta
có thể nói: “Bài ban! Hướng trước! Đứng cung kính!” Sau đó
đảnh lễ Tổ Sư. Quy củ ở đây là đứng hướng Phật, không giống
Phật giáo ở Trung Quốc là đứng đối diện nhau, để không phải
anh nhìn tôi “không thuận nhãn,” tôi nhìn anh “muốn nổi sân.”
Chúng ta hiện ở phương Tây, không ai nhìn ai hết mà chỉ ngắm
nhìn Phật, vì Phật sẽ không bao giờ nổi giận với bất cứ người
nào. Cho nên tôi nói, Phật giáo của chúng ta ở đây không phải
là Phật giáo ở Trung Quốc mà là một Phật giáo mới phát triển
ở Tây phương.

Nếu người xuất gia nào chưa đủ 20 tuổi thì không được thọ

giới Tỳ Kheo (Ni), mà trước nên thọ Sa Di (Ni) hay Tam Tiểu
Trọng Giới Thức Xoa Ma Na. Thế mà lúc thọ giới ở Phổ Đà
Sơn, có những chú 13, 14 tuổi cũng tới thọ giới. Có lẽ hiện
là thời mạt pháp, có thể nói là thời đại nguyên tử, nên việc gì
người ta cũng muốn mau lẹ. Lúc bấy giờ Hòa Thượng Truyền
Giới là Thầy Khai Luân. Khi thọ giới xong mới chính thức là
đã xuất gia. Theo giới luật của Phật, người nào xuất gia trước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.