Cuộc Đời Hòa Thượng Tuyên Hóa
62
thậm chí không cần thầy dạy chúng nó cũng tự biết. Giống như
lúc còn nhỏ, tôi thấy người ta đánh bài, tôi tới đó xem, không
đầy năm phút, là tôi nhớ hết. Trở về nhà, tôi tự chế ra một bộ
bài giống vậy và còn làm rất đẹp. Khi mới bắt đầu đi học tôi
học rất dở, ngu không thể tưởng, đọc qua một lần không nhớ,
đọc qua hai lần cũng không nhớ luôn. Còn tôi học thuộc được
“Bách Gia Tánh” bởi trong nhà vẫn thường nghe mẹ tôi đọc,
cho nên tôi nghe qua một lần là nhớ nằm lòng và nhớ rất rõ.
Vào thời đó, đi học là phải học thuộc lòng. Khi tôi đem tập đưa
cho thầy, xong quay lưng lại trả bài, rồi thì sao? Một chữ cũng
nghĩ không ra, ngay cả chữ Ҏ“nhân” (người) tôi cũng không
nhớ ra được. Thật quái lạ! Tại sao tôi lại quên như vậy? Tự tôi
cũng thấy rất lạ kỳ! Trải qua nhiều ngày đều là như vậy.
Tôi lại nghĩ: Không biết vì lý do gì đây? Ở trên kháng rõ
ràng mình đã học thuộc rồi mà, sao chỉ trong chốc lát lại đều
quên hết trơn vậy? Có phải tại mình đã không lạy các bậc
Thánh nhân chăng? Lúc chưa đi học tôi sớm đã lạy Thánh
nhân nhiều lạy lắm rồi. Khi nhập học tôi lại tiếp tục đảnh lễ các
Ngài nữa. Vậy cái lý do này không đúng rồi. Sau khi nghiên
cứu tôi mới biết nguyên nhân là vì sợ sệt. Tôi sợ cái ống dố của
ông thầy đó, vì nếu đọc sai, ổng sẽ gõ ống dố lên đầu tôi. Tâm
hoảng sợ khiến những gì học thuộc đều quên mất hết, vì nơm
nốp nghĩ, liệu thầy có gõ ống dố lên đầu mình chăng? Khi hiểu
ra điều này, sau tôi không còn sợ hãi nữa, muốn gõ thì cứ gõ
đi! Sợ cái gì? Từ đó trở đi, tôi chuyên tâm học bài trên kháng,
rồi trả bài cho thầy thuộc làu không sót chữ nào.
Lúc mới đi học, tôi lại học dở, sau tìm ra bí quyết của việc
học rồi nên học rất khá. Tôi không những học thuộc rất nhanh
mà còn nhớ hoài không quên. Khi học đến cuốn “Đại Học”
thì học rất mau. Bài tôi học một ngày mà người khác học 20