Cuộc Đời Hòa Thượng Tuyên Hóa
66
Tức là tới mắt, tới miệng, tới tâm; khi tới ba chỗ này rồi thì
không khởi vọng tưởng mà chuyên tâm học bài. Nói rõ hơn
là: mắt nhìn bài, tâm tưởng về bài học và miệng đọc bài học
đó. Đây, tuy ba mà một, tuy một mà ba. Tâm, mắt, miệng hợp
tác với nhau gọi là Ba Tới; tất cả cần phải chuyên nhất, bởi
“chuyên nhất tất linh nghiệm, phân tán tất tệ hại.”
Lại còn có “Ba Trên”, đó là trên đường, trên cầu và trên gối.
Đang lúc đi trên đường, mắt nhìn con đường, trong tâm nhẩm
bài học, miệng đọc bài học, đọc đi đọc lại vài lần cho đến khi
thật sự thuộc làu và mỗi ngày cũng phải ôn lại bài học một,
hai lần; được như vậy vĩnh viễn sẽ không bao giờ quên. Đây
gọi là trên đường. Lại còn trên gối, tức là lúc đi ngủ thì không
nghĩ tưởng gì khác mà chỉ nghĩ đến bài học nói gì, rồi tự nghĩ:
Người xưa đã lưu lại sách vở làm phép tắc cho người đời sau,
vậy tôi có thể nào y theo phép tắc đó không? Tôi có thể nào
bắt chước được không? Tôi học sách gì, tôi đều tự nghĩ xem
mình có thể làm được như vậy không? Tôi nhủ thầm: Sau này
tôi nhất định phải thực hành đúng theo câu nói đó cho bằng
được, tôi phải làm đúng như vậy! Rồi tôi hòa nhập những lời
dạy trong sách với sự suy tưởng của mình, vậy là tôi học thuộc
ngay. Đọc tới bất cứ đoạn nào trong bài, tôi đều hướng cả thân
tâm tánh mạng mình vào những lời dạy bảo đó.
Ngoài ra, trên cầu tiêu là chỗ học bài mau nhất. Tuy trong
khoảng thời gian ngắn ngủi, nhưng là lúc rất dễ ôn bài, nhớ
không ra cũng nhớ ra. Tại sao thế? Vì đây là một loại tam
muội. Lúc đó vọng tưởng gì cũng không có, nếu các vị chuyên
tâm học bài thì sẽ nhớ hết tất cả! Ngay cả thời gian như thế tôi
cũng không bỏ qua. Dù là trẻ em thông minh, nhưng một khi
lìa sách vở tức chúng sẽ quên hết. Khi biết được phương pháp
này, tôi cùng sách vốn hợp thành một, do đó học rất nhanh, nhớ