đoàn vận chuyển vô tận chuyên chở chiến lợi phẩm lấy được ở áo lên
đường về Pháp và sang ý. Đặc biệt là trong số chiến lợi phẩm ấy có 2.000
cỗ đại bác và 100.000 khẩu súng trường lấy được ở trong các kho quân giới
hoặc thu được ở chiến trường. Nhưng Na-pô-lê-ông chưa rời khỏi nước áo
đã bị quỵ trước khi làm xong một công việc khác. Tháng 10 năm 1805, sau
trận Tơ-ra-phan-ga, vua xứ Na-plơ là Phéc-đi-nan và hoàng hậu Ca-rô-lin
chìm đắm trong cái ảo tưởng thú vị rằng thế nào rồi Na-pô-lê-ông cũng
thua nên đã liên kết với nước Anh và nước Nga. Triều đại Buốc-bông ở Na-
plơ đã phải tủi nhục chịu đựng mãi cái ách của Na-pô-lê-ông mà nó căm
ghét. Hoàng hậu xứ Na-plơ, Ma-ri Ca-rô-lin, là em gái Ma-ri Ăng-toa-nét,
từ lâu đã tỏ ra có thái độ thù ghét nước Pháp cũng như Na-pô-lê-ông, và
ngay trước mặt viên đại diện Pháp An-ki-ê, Ca-rô-lin cũng đã nói thẳng ra
rằng mụ có ước vọng được thấy vương quốc Na-plơ trở thành que diêm đốt
bùng lên đám cháy lớn. Phái viên của Na-pô-lê-ông đã có lần nói cho Ca-
rô-lin biết rằng nếu có trường hợp như vậy thì trước hết cái que diêm sẽ bị
cháy, dù kết quả đám cháy có đến thế nào đi nữa. Thật ra, sau trận Au-xtéc-
lít, que diêm đã bị đốt cháy trong khoảnh khắc: triều đình Na-plơ đã phải
chịu đựng ác quả của sai lầm đó một cách khủng khiếp. "Bọn Buốc-bông
đã hết thời trị vì ở Na-plơ", Na-pô-lê-ông tuyên bố như vậy và ra lệnh ngay
cho quân đội Pháp đến chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ vương quốc ấy. Bọn
Buốc-bông chạy trốn ra Xi-xin dưới sự bảo của hạm đội Anh và Na-pô-lê-
ông bèn đưa anh là Giô-dép lên làm vua xứ Na-plơ. Rồi sau khi đã ban
thưởng bằng tiền bạc, huân chương, đề bạt các tướng lĩnh, sĩ quan và binh
lính có công trong chiến dịch, trong đó có một số được đề bạt vượt hai hoặc
ba cấp một lúc, Na-pô-lê-ông từ Viên trở về Pa-ri, đến ngày 26 tháng
Giêng, được đông đảo quần chúng hoan hỉ đón tiếp, và Na-pô-lê-ông trở về
điện Tuy-lơ-ri. Sau đó, Na-pô-lê-ông được tin kẻ thù không đội trời chung
của mình đã chết (tức là Pít-N.D) trước khi Na-pô-lê-ông về tới Pa-ri ba
ngày và nước Anh muốn hòa bình. Từ nay trở đi, Na-pô-lê-ông có thể tự
coi mình thực sự là Sác-lơ-ma-nhơ, vị hoàng đế của phương tây.
Sau khi Uy-liêm-Pít chết, Na-pô-lê-ông không còn có thể trông mong
một sự thay đổi đường lối chính sách của chính phủ Anh. Nhưng từ khi