một giây thì mũi của người kia có thể bị bay mất hoặc bị chém vào đầu.
Mỗi thanh gươm tự do vùng vẫy trong khoảng không gian đã được giới hạn
là bốn tấc vuông; đồng thời phải được múa lên cùng hướng, cùng tốc độ với
thanh gươm phía trước, phía sau và hai bên phải trái một cách tuyệt đối.
Với tôi, đây đúng là một khám phá mới mẻ. Những vũ điệu thông thường
như “Người thu gom muối” hay “Cổng trời”
[7]
hầu như không thể so sánh
nổi. Tôi nghe người ta bảo rằng muốn được như vậy cần phải cực kỳ khéo
léo; tập luyện để có được những động tác đồng bộ đến mức đó không phải
dễ dàng gì. Họ còn nói thật ra công việc khó khăn nhất lại thuộc về người
phụ trách tấu lên bản nhạc kỳ quặc và nhịp trống ba-da-bum kia. Mỗi một
động tác của ba mươi vũ công còn lại - cho dù là bước chân, cách vẫy kiếm
hay lắc hông - đều chỉ phụ thuộc vào một thứ duy nhất: nhịp điệu của người
đánh trống. Lạ thật, người đánh trống trông có vẻ nhàn nhã nhất sân khấu,
có thể hô lên yaah-haah bất cứ khi nào mình thích lại là người có trách
nhiệm nặng nề nhất, phải đặt hết sự tập trung, khả năng của bản thân vào
đó.
Khi tôi và Nhím đang hồi hộp theo dõi buổi biểu diễn, hoàn toàn bị cuốn
hút vào điệu múa thì thình lình nghe thấy một tiếng gầm thật lớn ở cách đó
chừng năm mươi mét. Đám đông vui chơi khắp các khu vực khác nhau giờ
đổ dồn về phía xảy ra vụ lộn xộn. Tôi vừa nghe ai đó thét lên: “Có đánh
nhau, đánh nhau rồi!” thì thấy ngay em trai Áo Đỏ chen chúc giữa một rừng
tay áo kimono, nói to:
- Thưa thầy, lại có đánh nhau nữa rồi. Học sinh trường trung học muốn trả
đũa sinh viên trường sư phạm vì vụ việc sáng nay. Họ bắt đầu đánh nhau để
giải quyết mọi chuyện đấy ạ! Thầy đến đó ngay đi.
Nói rồi nó biến vào đám đông mất hút.
- Cái gì, chúng lại đánh nhau hả? Chẳng có được tích sự gì ngoài việc gây