3. Thực tại cá nhân và thực tại tập thể
Về cơ bản, có hai cấp độ thực tại trên Trái Đất – thực tại cá nhân và thực tại tập
thể. Thực tại cá nhân của bạn là của riêng bạn; không có ai khác có hệ thống
niềm tin hoàn toàn giống bạn, và không có ai khác có thể nhìn nhận thế giới
thông qua cơ thể và các giác quan của bạn. Thực tại tập thể bao gồm những hệ
thống niềm tin mà hai hoặc nhiều người cùng chia sẻ. Thực tại tập thể thường
mạnh hơn thực tại cá nhân. Vì niềm tin tạo ra sự nhìn nhận của chúng ta về
thực tại, thế giới loài người là sự phản ánh tất cả hệ thống niềm tin cá nhân của
mỗi cá thể, kết hợp với những hệ thống niềm tin tập thể của các nhóm người và
toàn nhân loại, được trình bày ra như một bức tranh nhiều mảnh ghép đầy màu
sắc của ý thức hỗn hợp (với nhiều sự pha trộn, hợp nhất và trung bình của tổng
trường ý thức).
Để xã hội vận hành hiệu quả, con người tham gia vào nhiều thỏa thuận khác
nhau mà theo đó thực tại nào sẽ được chấp nhận và thực tại nào thì không. Khi
có đủ số người đồng ý về một thực tại cụ thể, thực tại đó sẽ được biết đến như
một sự kiện thực tế. Các sự kiện xảy ra hàng ngày là có thực theo nghĩa là loài
người đã cùng đồng thuận trong việc nhìn nhận thực tại vật chất theo một cách
nhất định. Điều này rõ ràng là cần thiết để con người có thể chung sống trên
hành tinh nhỏ bé này. Ví dụ, hãy tưởng tượng nếu mọi người có cách hiểu khác
nhau về đèn đỏ thì giao thông sẽ hỗn loạn như thế nào. Nếu không có sự đồng
thuận trong việc nhìn nhận, màu đỏ sẽ chỉ đơn giản là màu đỏ. Nhưng tất cả
chúng ta đều đồng thuận rằng màu đỏ có nghĩa là dừng lại, và vì vậy điều này
xảy ra trên thực tế [tức khi thấy đèn đỏ thì mọi người hiểu là tín hiệu dừng lại].
Có thể vẫn có người nào đó không đồng ý, và đối với người đó, màu đỏ có thể
không có nghĩa là dừng lại, nhưng người đó sẽ gặp khó khăn lớn khi cố gắng lái
ô tô trong một thành phố đầy đèn giao thông.
Những thực tại có nhiều sức mạnh nhất là những thực tại được nhiều người tin
tưởng nhất, hoặc thực tại mà niềm tin vào nó mạnh nhất. Cái chết và các khoản